Hà Nội là nơi được đánh giá có nhiều tiềm năng để phát triển KHCN nông nghiệp. Vì vậy, Thành phố đã đưa ra nhiều giải pháp, chính sách tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển.
Nội dung
- Việt Nam sẽ có thêm nhiều việc làm mới nếu tham gia hiệp định CPTPP
- Thu hoạch tại Đảo Lý Sơn: Tỏi lao đao nhưng hành lại thắng to, nông dân phấn khởi vì có một vụ mùa bội thu
- Lần đầu tiên tổ chức lễ hội bưởi Đoan Hùng tại Phú Thọ
Hà Nội: Đẩy mạnh ứng dụng KHCN trong nông nghiệp trong thời đại 4.0
Hà Nội: Đẩy mạnh ứng dụng KHCN trong nông nghiệp trong thời đại 4.0
Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội Chu Phú Mỹ đã thẳng thắn nhìn nhận, việc đầu tư và ứng dụng KHCN trên địa bàn chỉ mới manh nha nên sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, từ khâu sản xuất tới bảo quản hầu như chưa có gì.
Nguyên nhân là do nguồn lực quản lý, kỹ thuật về sản xuất, chế biến, bảo quản sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao còn thiếu, năng lực trình độ của cán bộ hạn chế. Đồng thời, việc đầu tư về KHCN cho nông nghiệp Việt Nam cần nguồn vốn lớn, thời gian thu hồi vốn dài, hiệu quả thấp nên chưa thu hút được doanh nghiệp tham gia.
Một thực tế đang tồn tại hiện nay là, các doanh nghiệp chủ yếu tập trung vào nhập khẩu công nghệ thiết bị trọn bộ và nguyên vật liệu nước ngoài để sản xuất, gia công sản phẩm. Do đó, hiệu quả kinh tế chưa cao và chưa có chiến lược phát triển lâu dài, đồng bộ.
Muốn tìm lại vị thế trên đường đua về KHCN là bài toán đặt ra cho Hà Nội trong quá trình phát triển nông nghiệp theo hướng công nghệ cao, nhất là trong bối cảnh hội nhập sâu rộng như hiện nay. Để làm được điều này, ngoài cải cách cơ chế thu hút đầu tư, nghiên cứu KHCN, việc tìm tiếng nói chung với sự bắt tay chặt chẽ giữa nhà khoa học, doanh nghiệp và nông dân có vai trò rất quan trọng. Ông Mỹ phân tích.
Theo Giám đốc Sở KH&CN Hà Nội Lê Ngọc Anh, chiến lược phát triển KH&CN của TP Hà Nội đến năm 2020 đã chỉ ra hướng phát triển là tập trung nghiên cứu ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất, kinh doanh. Đẩy mạnh phát triển nông nghiệp tập trung vào những khâu có giá trị tăng cao như: Giống cây trồng, giống vật nuôi; canh tác, nuôi trồng, chế biến, bảo quản sau thu hoạch ứng dụng công nghệ cao, tạo ra các sản phẩm sạch, năng suất cao, chất lượng tốt phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
TP đã tích cực triển khai các nội dung hướng dẫn thực hiện Luật KHCN năm 2013 với mục tiêu: Phát triển đồng bộ khoa học xã hội và nhân văn, khoa học kỹ thuật và công nghệ; đưa KHCN thực sự trở thành động lực then chốt, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội Thủ đô. Đến năm 2020, Hà Nội là trung tâm phát triển công nghệ cao với tiềm lực KHCN, năng lực nghiên cứu, phát minh, sáng chế, ứng dụng và chuyển giao công nghệ hàng đầu của cả nước và có uy tín trong khu vực.
Để đẩy mạnh ứng dụng KHCN trong nông nghiệp, TP đã ban hành và thực hiện cơ chế, chính sách ưu đãi hỗ trợ cho các doanh nghiệp đầu tư nghiên cứu khoa học, phát triển và đổi mới công nghệ.
Để khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ đẩy nhanh tốc độ đổi mới công nghệ, thời gian qua, TP đã triển khai thực hiện một số cơ chế, chính sách cụ thể như: Hỗ trợ triển khai áp dụng chương trình các hệ thống quản lý chất lượng; Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới công nghệ; Hỗ trợ doanh nghiệp công nghiệp phụ trợ;…
Ngoài ra, TP đã phối hợp với Bộ KH&CN và các bộ, ngành liên quan thúc đẩy hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia để phát triển mạnh mẽ doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo. Xây dựng, thúc đẩy các hoạt động ứng dụng, nghiên cứu phát triển, chuyển giao công nghệ chủ chốt của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4.
Nguồn: nongnghiepvietnam.edu.vn