Chè là cây dài ngày, một lần trồng cho thu hoạch 30-40 năm, vì vậy việc chọn giống tốt phù hợp và áp dụng đúng kỹ thuật trồng sẽ đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Nội dung
- Kỹ thuật trồng và chăm sóc hoa đỗ quyên ngày Tết
- Hướng dẫn cách trồng rau hữu cơ tại nhà đơn giản nhất
- Kỹ thuật trồng và chăm sóc ớt giúp người nông dân làm giàu hiệu quả
Chè là cây dài ngày, một lần trồng cho thu hoạch 30-40 năm
Theo các y sỹ y học cổ truyền, trong cây chè có chứa rất nhiều vitamin, khoáng chất và nhiều nguyên tố vi lượng khác, có tác dụng thúc đẩy quá trình oxy hóa, bài tiết cholesterol nên chống được bệnh cao huyết áp và xơ cứng động mạch. Đặc biệt, trà xanh chứa rất nhiều Vitamin C, có tác dụng oxy hóa khử trong cơ thể người, tác dụng giải độc và có lợi cho việc bài tiết kim loại ra ngoài cơ thể. Vì vậy, bạn nên uống trà xanh mỗi ngày để đảm bảo sức khỏe.
Kĩ thuật trồng và chăm sóc cây chè
Chè xanh(trà xanh) là cây dài ngày, chỉ một lần trồng cho thu hoạch 30-40 năm, nên được trồng ở nhiều nơi và được người dân rất ưa chuộng. Nhiều năm liền, cây trà xanh luôn được đứng trong Top các cây trồng đem lại giá trị kinh tế cao cho bà con nông dân.
Thời vụ trồng chè
Theo các chuyên gia tư vấn Nông nghiệp, chè là cây ưa bóng mát, vì vậy nên trồng cây chè khi đất ẩm hoặc sau khi trời mưa mát.
Ở miền Bắc thời vụ tốt nhất trồng chè là tháng 8 – 10 (mưa ngâu) và trồng vào tháng 2 – 3 (mưa Xuân). Miền Nam trồng vào đầu mùa mưa từ 5 – 7là thíc hợp nhất. Nếu sau trồng gặp hạn thì cần phải tưới nước cho chè mau bén rễ.
Chọn đất trồng
Ở miền Bắc nước ta có 2 vựa chè lớn nhất ở Cao nguyên Mộc Châu và Thái Nguyên. Địa hình dốc thoải, thoát nước tốt và khí hậu ở 2 nơi này đều thuận lợi giúp cây chè sinh trưởng và phát triển tốt, vì vậy yêu cầu chọn đất trồng ở cây chè phải đảm bảo có địa hình cao, thoải và không bị ngập úng.
Trong chương trình xây dựng nông thôn mới, các chuyên gia Nông nghiệp cũng khuyến cáo bà con nông dân trồng chè, nên trồng ở nơi có diện tích thoáng mát, không bị che bởi những loài cây lá rộng để cây có thể hấp thu ánh sáng tốt nhất.
Địa hình dốc thoải, thoát nước tốt là điều kiện để cây chè sinh trưởng tốt
Đào hố trồng cây
Sau khi chọn được cây giống và đất trồng, bà con nông dân tiến hành đào các rãnh trồng để phân luống với kích thước rộng 30cm, sâu 20cm dọc theo đường đồng mức, khoảng cách giữa các rãnh là 50 – 60cm. Bà con nông dân cũng nên lưu ý, với những mảnh đất xấu và cằn cõi thì nên bón lót phân ủ vào hố để đất có độ tơi xốp và dinh dưỡng cao. Đồng thời, trước khi trồng chè nên trồng rải rác các loài cây như keo dậu, muồng,…sẽ có tác dụng cải tạo đất trồng và che bóng cho cây chè về sau.
Mật độ trồng cây
Để tăng năng suất cây trồng, bà con nông dân nên tuân thủ theo nguyên tắc trồng cây chè với mật độ như sau:
Nếu giống cây chè tán nhỏ thì cần trông dày cây con hơn và ngược lại nếu cây tán lớn thì tiến hành trông thưa hơn. Đồng thời, trồng ở vùng đất có độ dốc lớn như Mộc Châu thì cần trồng dày cây hơn, dốc nhỏ thì trồng vừa phải.
Cách trồng
Khi đã gieo trồng được thành các cây con trong bầu cây thì bà con nông dân tiến hành bóc túi P.E, giữ nguyên bầu đất và đặt cây chè bầu vào hố, lấp đất lèn chặt xung quanh bầu chè. Sau đó lấp một lớp đất tơi xốp lên trên mặt hàng chè, sau khi trồng xong cần tủ cỏ rác theo rạch rộng 40 cm để giữ ẩm, tăng mùn và hạn chế cỏ dại mọc xung quanh gốc.
Cách chăm sóc
Sau 3 tháng trồng cây, chè phát triển có thể cao 20cm, lúc này bà con nông tiến hành làm cỏ trồng dặm. Cây con phát triển trong bầu được đem đi trồng dặm vào những hố cây bị chết thắt. Khi làm cỏ 4-5 ngày thì tiến hành bổ sung, tấp tủ bằng cây phân xanh nhằm che nắng cho gốc cây chè và tăng lượng mùn cho đất.
Địa hình dốc thoải, thoát nước tốt là điều kiện để cây chè sinh trưởng tốt
Bón phân cho cây chè
Cuốc lật toàn bộ diện tích và đào rạch giữa hai hàng chè sâu 20 đến 25 cm, rộng 25 đến 30 cm trước khi đốn chè, ép xanh cành lá chè hoặc chất xanh khác kết hợp bón phân hữu cơ 30 -35 tấn/ha.
Tiến hành bón phân thúc: bón phân NPK hàng năm theo tỷ lệ 3:1:1 với lượng phân 35N cho 1 tấn sản phẩm + 75kg MgSO4/ha.
Số lần bón: 4 lần trong năm:
- Lần 1: Bón 30% NPK + 60% MgSO4 (Tháng 2)
- Lần 2: Bón 30% NPK + 40% MgSO4 (Tháng 5)
- Lần 3: Bón 25% NPK (Tháng 7)
- Lần 4: Bón 15% NPK (Tháng 9)
Phòng trừ sâu bệnh cho cây chè
Phòng trừ sâu, bệnh hại chè bằng biện pháp tổng hợp đảm bảo hợp lý về kinh tế và bền vững dựa trên sự phối hợp kĩ thuật trồng trọt, sinh học, di truyền chọn giống và hoá học, nhằm đạt sản lượng cao nhất với tác hại ít nhất trong môi trường.
Các biện pháp phòng trừ:
- Biện pháp canh tác: Cày bừa diệt cỏ, vệ sinh nương đồi, diệt mầm bệnh, bón phân hợp lý, thay đổi thời kỳ đốn, hái chạy non để loại bỏ trứng sâu, mầm bệnh.
- Biện pháp sinh học sinh thái: Trồng cây bóng mát với loại thích hợp và có mật độ đảm bảo độ ẩm trên nương chè. Hạn chế đến mức thấp nhất thuốc hoá học để đảm bảo duy trì tập đoàn thiên địch có ích, cân bằng sinh thái nương chè.
- Biện pháp hoá học: Không phun thuốc theo định kỳ. Phun thuốc theo dự tính, dự báo khi có.
Thu hoạch
Sau quy trình kĩ thuật trồng trọt và chăm sóc cây chè nên các búp non thì bà con nông dân tiến hành thu hoạch để đảm bảo vựa chè thu hoạch được những sản phẩm sạch, tăng năng suất cây trồng hiệu quả. Khi tiến hành thu hái xong, tiếp tục tiến hành phơi khô và bảo quản ở nơi khô ráo để tránh tình trạng chè bị ẩm, mốc và thối hỏng.
Kĩ thuật trồng và chăm sóc cây chè đem lại nhiều hiệu quả kinh tế được bà con nông dân lựa chon. Để tăng hiệu quả năng suất cây trồng, bà con nông dân nên áp dụng đúng quy trình kĩ thuật của các chuyên gia Nông nghiệp Việt Nam.
Nguồn: nongnghiepvietnam.edu.vn