Vận dụng quy trình trồng và chăm sóc ớt của chuyên gia Nông nghiệp giúp bà con nông dân có thêm nhiều kinh nghiệm trồng trọt và nguồn thu nhập lớn từ giống cây trồng chủ lực này.
Nội dung
- Điểm tên những căn bệnh thường gặp ở cây lúa
- Thuốc kháng sinh: Con dao hai lưỡi trong ngành chăn nuôi
- Nông nghiệp Việt Nam và trăm mối lo ngại
Ớt là cây trồng chủ lực của vùng kinh tế Đồng bằng Sông Hồng
Ớt là một gia vị không thể thiếu trong nhiều món ăn, nước chấm, đồng thời ớt còn góp phần giúp món ăn trở nên đẹp mắt và đặc biệt hơn. Vì thế, hôm nay các chuyên gia Nông nghiệp Việt Nam sẽ bật mí cho bạn kinh nghiệm hay về cách trồng ớt tại nhà.
Những điều cần biết về ớt
Ớt là loại cây khá dễ trồng, bạn có thể trồng chúng trong một mảnh vườn nhỏ, trong chậu đất hoặc trồng làm cây phát triển kinh tế cho gia đình. Đã nhiều năm liền ớt được bà con nông dân lựa chọn làm cây trồng chủ lực của vùng kinh tế Đồng bằng Sông Hồng. Có rất nhiều loại ớt khác nhau và tùy theo mục đích sử dụng mà bà con nông dân có thể chọn loại ớt phù hợp. Loại ớt được trồng phổ biến nhất là ớt chỉ thiên, ớt sừng, ớt ngọt, ớt chuông… Ớt có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau, ít khi sâu bệnh, là loại cây ngắn ngày nên chỉ 1 thời gian ngắn sau khi trồng bạn đã có thể thu hoạch được thành phẩm.
Áp dụng quy trình trồng ớt củ chuyên gia Nông nghiệp Việt Nam
Hướng dẫn chi tiết cách trồng ớt
So với các nông sản khác thì cây ớt là loài cây khá dễ chăm sóc nên bà con nông dân chỉ cần áp dụng đúng quy trình trồng và chăm sóc sau đây thì sẽ có một vụ mùa ớt như ý muốn.
Bước 1: Làm đất
Đất để trồng ớt phải là loại đất tơi, xốp, được bón lót 1 ít vôi bột và phơi ải trước đó 10 ngày. Nếu trồng tại nhà bạn có thể mua thêm đất Tribat để tăng cường dưỡng chất cho cây.
Bước 2: Ủ hạt giống
Bạn có thể chọn giống ớt đỏ chín già rồi mang phơi khô, lấy hạt làm giống. Hạt ớt sau khi đã phơi khô bạn đem ngâm với nước ấm chừng 6-10h, hết thời gian ủ thì bạn đem gói vào khăn ẩm, ủ thêm 4-8 tiếng đến khi hạt nứt nanh thì đem gieo.
Bước 3: Gieo hạt ớt
Bạn nên dùng khay nhựa có nhiều ô, cho đất vào san phẳng rồi rải hạt ớt vào trồng. Khi gieo xong, bạn nhớ phủ 1 ít đất mỏng lên trên, tưới nước ẩm đất và che giàn để hạt có điều kiện nảy mầm tốt nhất.
Bước 4: Trồng ớt
Khi hạt nảy mầm và cao 7-10cm thì bạn đem nhổ và trồng ở các chậu hoặc thùng xốp lớn. Tùy vào kích thước mỗi chậu mà bạn trồng từ 1-2 cây ớt, vì là cây trồng ưa ẩm nên trong thời gian trồng bạn vẫn cần duy trì tưới nước đầy đủ cho cây
Sau 1-2 tháng trồng, ớt sẽ cho ra trái thì bạn có thể thu hoạch
Chăm sóc
Ớt là cây ưa ánh sáng nên muốn đạt năng suất trồng trọt cao thì bạn cần đặt chúng ở ban công, gần của sổ. Từ tháng thứ 2, ớt bắt đầu ra hoa thì việc thụ phấn để cây ra trái có thể nhờ ong, bướm tuy nhiên bạn cũng có thể chủ động để cho năng suất quả nhiều hơn.. Khi cây con được 20-25 ngày thì bạn bón thêm phân NPK, phân trùn quế để cây có nhiều dinh dưỡng để phát triển. Hàng ngày bạn cũng có thể tận dụng nước vo gạo, nước bã chè để tưới cây sinh trưởng và phát triển tốt.
Phòng trừ sâu bệnh: Bạn nên thường xuyên quan sát sự phát triển của để kịp thời phát hiện sâu bệnh, nếu cây có các biểu hiện như sâu ăn lá, héo úa, quả tróc, khô thì cần có biện pháp dùng thuốc BVTV, phân bón để xử lý kịp thời.
Thu hoạch
Sau 1-2 tháng trồng, ớt sẽ cho ra trái và khi trái chín bạn có thể thu hoạch. Ớt có thể cho thu hoạch nhiều lứa liên tiếp nên sau khi thu hoạch xong lần đầu. Bạn nên xới gốc, nhổ cỏ, bón thêm phân để cây có thêm dưỡng chất nuôi quả đợt mới.
Hi vọng những chia sẻ về cách trồng ớt sẽ đem lại nhiều thông tin bổ ích cho bà con nông dân. Để tiếp tục biết thêm nhiều tin tức nông nghiệp mới nhất thì bạn có thể cập nhật ở các bài viết ở tuần tới.
Nguồn: nongnghiepvietnam.edu.vn