Các tỉnh miền Tây Nam Bộ đang phải hứng chịu những ảnh hưởng của đợt hạn hán và xâm nhập mặn kỷ lục trong vòng 100 năm qua. Người dân đang vô cùng mong đợi một cơn mưa nhân tạo, tuy nhiên giấc mơ này liệu có khả thi.
Nội dung
- Hạn hán khốc liệt – nông dân bất lực nhìn bò đói trơ xương.
- Hướng dẫn nông dân cách ứng phó với hạn hán – nhiễm mặn.
Hạn hán và xâm nhập mặn chưa có dấu hiệu “giảm nhiệt”.
Tình hình hạn mặn đang gây thiệt hại nặng nề tới tình hình sản xuất nông nghiệp.
Theo số liệu thống kê tin tức nông nghiệp ở các tỉnh miền Tây Nam Bộ như Kiên Giang, Sóc Trăng, Bến Tre… mức độ thiệt hại do hạn hán và ngập mặn gây ra ngày càng nặng nề. Ở Bến tre, có đến 13.845/14.759ha bị thiệt hại do hạn mặn, diện tích lúa còn sót lại cũng không trổ bông được, có khả năng sẽ mất trắng. Diện tích cây ăn trái 1.225ha trên địa bàn tỉnh cũng đang bị đe dọa nghiêm trọng, nếu thiệt hại thì phải nhiều năm mới có thể khôi phục được. Ước tính ngành nông nghiệp trên địa bàn tỉnh thiệt hại khoảng 200 tỷ đồng.
Hạn mặn ở Kiên Giang cũng vô cùng nghiêm trọng. Tính đến nay diện tích lúa bị chết đã lên đến 55.000ha, ước tính thiệt hại 1.200 tỷ đồng….
Không chỉ ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp, hạn hán còn gây ra tình trạng thiếu nước sinh hoạt nghiêm trọng, ảnh hưởng đến đời sống của người dân.
“Giấc mơ” về một cơn mưa nhân tạo liệu có khả thi.
Năm 1998, Viện khoa học Khí tượng thủy văn và Biến đổi khí hậu đã nghiên cứu và đề xuất thử nghiệm làm mưa nhân tạo song vẫn chưa được triển khai.
Liệu Việt Nam có thể làm mưa nhân tạo?
Năm 2005, các nhà khoa học trong lĩnh vực thủy văn và môi trường cũng đề cập đến mưa nhân tạo, với nhiều hứa hẹn, tuy nhiên đến thời điểm hiện nay chúng vẫn chỉ nằm trên giấy tờ, chưa thể áp dụng vào thực tiễn. Lý do được Bộ Tài nguyên và Môi trường đưa ra là cần kinh phí lớn, trong khi hiệu quả mang lại chưa chắc đã được như mong đợi.
Trả lời câu hỏi về việc Việt Nam có nên làm mưa nhân tạo “cứu” hạn hay không? Tiến sĩ Vật Lý Nguyễn Văn Khải thẳng thắn nói: “Việc này thì phải tùy theo tình hình, nếu như quá khẩn cấp để cứu 1 số loại giống cây quý, có lợi ích hơn hoặc sấp xỉ hơn chi phí tạo mưa thì các cơ quan chức năng nên nghiên cứu. Còn chỉ tạo mưa để cứu lúa thì đừng làm”.
Một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng hạn hán nghiêm trọng như hiện nay là do hoạt động tàn phá rừng, sử dụng nước lãng phí. Giải pháp lâu dài cho tình trạng hạn hán là người dân cần phải có ý thức chung tay trồng rừng, bảo vệ môi trường.
Tổng hợp từ Báo Gia đình & Xã hội.
Comments are closed.