Doanh nghiệp khởi nghiệp bằng nông nghiệp công nghệ cao

Khởi nghiệp với nông nghiệp công nghệ cao  là vấn đề được Đảng và Nhà nước hết sức quan tâm, đẩy mạnh trong thời gian gần đây

Nội dung

Doanh nghiệp khởi nghiệp bằng nông nghiệp công nghệ cao

Doanh nghiệp khởi nghiệp bằng nông nghiệp công nghệ cao

Doanh nghiệp khởi nghiệp bằng nông nghiệp công nghệ cao

Có lẽ chưa bao giờ cụm từ nông nghiệp công nghệ cao được nhắc đến nhiều như thời gian gần đây. Trong ngày làm việc đầu tiên sau Tết Nguyên đán, phát biểu khi nhấn nút khởi động sản xuất nông nghiệp công nghệ cao tại tỉnh Hà Nam, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã bày tỏ trăn trở khi nền nông nghiệp vốn là trụ đỡ của nền kinh tế nước ta nhưng lại vẫn đang bị tác động lớn bởi biến đổi khí hậu, chi phí sản xuất còn lớn và tình trạng thiếu an toàn thực phẩm, canh tác lạc hậu, kéo theo đó là đời sống người nông dân vẫn còn thấp.

Cũng trong phát biểu này, Thủ tướng khẳng định sự tham gia của doanh nghiệp tư nhân và hợp tác xã chất lượng cao làm nông nghiệp chính là một phần lời giải cho câu hỏi “Giải bài toán nông nghiệp Việt Nam bằng cách nào?”. “Chúng ta khuyến khích khởi nghiệp trong nông nghiệp, áp dụng điện toán đám mây vào nông nghiệp để có một nền nông nghiệp thông minh ở Việt Nam” – Thủ tướng nhấn mạnh.

Cam kết đẩy mạnh cởi trói, kiến tạo phát triển nông nghiệp theo hướng nền nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp sạch và thông minh của người đứng đầu Chính phủ thời gian qua cũng đã được hiện thực hóa bằng nhiều chính sách hỗ trợ, như gần đây nhất là thông báo của Ngân hàng Nhà nước về gói tín dụng khoảng 100.000 tỉ đồng cho nông nghiệp công nghệ cao.

Theo ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng ban Pháp chế, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), tính đến cuối năm 2016, số doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp của chúng ta vẫn còn rất khiêm tốn, chỉ khoảng gần 4.500 doanh nghiệp, trong đó chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ và vừa, trong khi đây là lĩnh vực chiếm đến 47% tổng lao động trên cả nước. Đầu tư nước ngoài vào nông nghiệp cũng còn rất hạn chế. Số dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào nông nghiệp hiện chỉ chiếm 2,9% tổng dự án và chiếm khoảng 1% vốn.

Về khởi nghiệp trong nông nghiệp, ông Trần Quốc Thắng – nguyên Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ, Giám đốc Ban Quản lý dự án “Đẩy mạnh đổi mới sáng tạo thông qua nghiên cứu khoa học và công nghệ” (FIRST) – dẫn một số liệu thống kê cho biết trong số 10 người khởi nghiệp nói chung thì theo tính toán chỉ có 1 người thành công và 9 người còn lại thất bại. Trong 10% doanh nghiệp trụ lại được đó thì họ sẽ tiếp tục phải đối mặt với những khó khăn trong việc phân định, phân khúc thị trường, cải thiện sản phẩm, cách thu hút vốn và tăng cường năng lực của bản thân doanh nghiệp để có thể bước tiếp.

Xác định những “nút thắt” trong nông nghiệp công nghệ cao

Xác định những “nút thắt” trong nông nghiệp công nghệ cao

Xác định những “nút thắt” trong nông nghiệp công nghệ cao

Theo ông Đậu Anh Tuấn, doanh nghiệp phá sản của Việt Nam có 2 dạng, bao gồm doanh nghiệp tính toán chưa kỹ về phương án kinh doanh nhưng cũng có doanh nghiệp rời khỏi thị trường do thay đổi chính sách, rào cản về hành chính. Việc doanh nghiệp ra đời và mất đi là bình thường nếu họ kinh doanh, sử dụng nguồn lực không hiệu quả nhưng nếu doanh nghiệp phải bỏ cuộc do chính sách thì cần phải xác định những vướng mắc để gỡ bỏ.

Nêu cụ thể về những khó khăn mà doanh nghiệp phản ánh tới VCCI thời gian qua, ông Tuấn cho biết doanh nghiệp khởi nghiệp trong lĩnh vực công nghệ cao trước hết đang gặp nhiều khó khăn về nguồn vốn. Đây là ngành cần rất nhiều vốn nhưng ngân hàng lại cho rằng nguồn vốn này rất rủi ro và e dè khi quyết định cho vay.

Một khó khăn nữa đó là mặt bằng sản xuất. “Đất đai Việt Nam vì nhiều lý do nên quỹ đất không còn nhiều và manh mún. Vùng núi nhiều đất nhưng không thể sản xuất được. Ngay cả những địa phương như Lâm Đồng có truyền thống phát triển nông nghiệp thì quỹ đất cũng không nhiều” – ông Tuấn thông tin.

Cùng với đó, doanh nghiệp cũng rất khó khăn về đầu ra. Gần đây, Ngân hàng Thế giới qua khảo sát ở 40 nước thì họ đánh giá môi trường kinh doanh về nông nghiệp ở Việt Nam tương đối thấp. Thể chế pháp lý của chúng ta còn rất nhiều việc cần giải quyết, như vấn đề hạn điền, hay như Bộ Công Thương gần đây có quy định về hạn chế nhập máy móc có thể ảnh hưởng đến đầu tư máy móc cho nông nghiệp.

“Để sản xuất hiệu quả thì phải có quy mô, anh muốn xuất khẩu thì phải có sản phẩm. Doanh nghiệp có thể thu gom nhưng việc này không khả quan vì khiến việc truy xuất nguồn gốc của sản phẩm rất khó khăn, vệ sinh an toàn thực phẩm cũng không dễ. Việc Luật Đất đai quy định hạn điền, theo đó một cá nhân chỉ được sở hữu một diện tích nhất định làm tăng chi phí và làm tăng rủi ro, giảm hiệu lực sản xuất, kinh doanh” – ông Tuấn nói.

Ngoài ra, ông Tuấn cũng đề xuất chú ý đến vấn đề quy định về hợp đồng nông nghiệp giữa doanh nghiệp với nông dân để đảm bảo việc tuân thủ các điều khoản, tránh các trường hợp như đến khi thu hoạch nông dân không bán cho doanh nghiệp; sửa Luật quy hoạch theo hướng bỏ quy hoạch sản phẩm để tránh can thiệp vào thị trường, tạo thông thoáng cho thị trường…

Nguồn: nongnghiepvietnam.edu.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *