Ngoài quy trình thì việc chọn lựa phân bón cũng rất quan trọng, bà con nông dân có thể lựa chọn loại phân bón phù hợp với cây trồng nhờ một số kinh nghiệm sau đây.
Nội dung
- Điểm tên những căn bệnh thường gặp ở cây lúa
- Thuốc kháng sinh: Con dao hai lưỡi trong ngành chăn nuôi
- Nông nghiệp Việt Nam và trăm mối lo ngại
Chọn phân bón phù hợp với cây trồng
Chọn phân bón phù hợp với cây trồng
Theo kinh nghiệm làm nông nghiệp nhà bạn Minh Huy, sinh viên Cao đẳng Dược TP HCM – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur, trước tiên bà con nông dân cần phải chọn phân bón có hàm lượng N, P hay K không được thấp dưới mức tối thiểu 5%. Nếu thấp hơn mức này có thể được xếp là các loại phân khoáng. Phân bón được phân thành nhóm hữu cơ và vô cơ tùy thuộc vào hàm lượng đạm của nó. Phân hữu cơ thường có gốc từ sản phẩm phụ, xác động vật, các cơ cấu sống, còn phân vô cơ là loại phân bón tổng hợp. Về cơ bản nguồn đạm của 2 loại phân này không khác nhau đối với cây trồng.
- Phân bón hữu cơ: Loại phân bón này có ưu điểm là bảo vệ sức khỏe cho đất, ít bị rửa trôi và có chứa nhiều nguồn đạm hữu ích. Nhược điểm là có chi phí cao tính theo hàm lượng đạm
- Phân bón vô cơ: Loại phân bón này có giá thành thấp, cây trồng dễ hấp thụ nhưng lại có nhược điểm là gây tổn thất nhanh, làm nghèo đất và gây ô nhiễm nguồn đất và nước.
Theo đó, phân đạm cũng được phân thành 2 loại, một là loại hòa tan nhanh hoặc ngấm nhanh và hai là hòa tan chậm và ngấm chậm. Phân đạm tan nhanh là phân được sản xuất từ các muối vô cơ dễ hòa tan như sunfat amon, nitratamon, phôtphát amon và nitrat amon. Sử dụng phân đạm không hợp lý có thể gây ô nhiễm nguồn đất và nước. Để hạn chế nên bón thành đợt riêng, mỗi đợt cách nhau 2-3 tuần kết hợp với tưới tiêu hợp lý để hạn chế bay hơi hoặc làm nghèo đất.
Tùy thuộc vào cây trồng, bà con nông dân cần chọn các loại phân bón phù hợp để cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt nhất.
Lượng phân bón như thế nào là hợp lý?
Lượng phân bón như thế nào là hợp lý?
Để quyết định lượng phân cần bón thì trước tiên, bà con nông dân phải nắm chắc hàm lượng dưỡng chất của từng loại phân. Ví dụ đối với phân bón NPK nếu ghi 20-2-4 có nghĩa là 20% nitơ, 2% phốt pho và 4% kali. Để tính chính xác lượng nitơ cần dùng thì tính như sau, ví dụ cần bón 2 kg nitơ thì chia 2 cho 20% hoặc 20 (hàm lượng nitơ của phân), kết quả là 10, như vậy bón 10 kg NPK 20-2-4 là đủ 2 kg nitơ cần thiết.
Theo các chuyên gia tư vấn nông nghiệp, bón phân có nhiều cách nhưng tập trung chủ yếu 3 cách sau: Bón bề mặt, bón cho đất và phun lá. Các phương pháp này áp dụng tùy theo từng loại phân, bề mặt đất, thiết bị bón và dạng cây trồng. Cụ thể:
- Bón bề mặt là phương pháp phổ biến và hiệu quả nhất đối với các loại phân đạm, bà con nông dân có thể dùng tay để rắc đều trên bề mặt. Nếu là phân bón hữu cơ thì nên lấp đất lên hoặc trộn đều với đất bề mặt.
- Bón cho đất: Đây là phương pháp rất phù hợp cho các loại phân hòa tan, ví dụ như phốt pho và kali. Có thể đưa phân vào các lỗ hoặc rãnh xung quanh cây trồng, sau đó dùng nước tưới để phân ngấm nhanh vào trong đất.
- Phun lá: Đây là phương pháp rất hiệu quả nhất là bón phân giàu hàm lượng sắt, kẽm hoặc các nguồn đạm ít quan trọng đối với cây trồng nhưng là phương án rất khó tính toán được chính xác hàm lượng phân mà cây trồng nhận được nhất là phốt pho và kali.
Việc tưới tiêu hợp lý ngay sau khi bón phân là phương pháp tốt nhất để bảo vệ phân và giúp cây trồng tiếp cận nhanh nguồn phân bón. Tuy nhiên nếu tưới quá nhiều nước bề mặt sẽ làm rửa trôi phân bón và gây ô nhiễm nguồn đất và nước.
Nguồn: nongnghiepvietnam.edu.vn – Tổng hợp