Cách phòng trừ bệnh héo rũ trên cây hoa cẩm chướng

Bệnh héo rũ là bệnh thường gặp trên hoa cẩm chướng và ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng nông sản. Vậy phòng trừ bệnh héo rũ trên cây hoa cẩm chướng như thế nào?

Nội dung

Bệnh héo rũ làm ảnh hưởng đến chất lượng hoa cẩm chướng

Bệnh héo rũ làm ảnh hưởng đến chất lượng hoa cẩm chướng

Theo gia đình sinh viên Cao đẳng Dược TP HCM – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur, hiện nay bệnh héo rũ hoa cẩm chướng đang gây hại trên diện tích 1,1 ha tập trung tại khu vực Sân bay Cam Ly, Làng hoa Vạn Thành, phường 5, TP Đà Lạt, trong đó cục bộ có 0,5ha nhiễm nặng, tỷ lệ cây chết từ 30 – 80%. Bệnh có thể gây hại từng nhánh hoặc cả cây, ban đầu toàn bộ thân, lá bị héo rũ sau chuyển dần sang màu vàng hoặc nâu vàng và khô dần, phần thân sát gốc bị khô, thâm đen và mục nát, sau đó cây chết hoàn toàn. Bệnh héo rũ gây hại các giai đoạn sinh trưởng của cây hoa cẩm chướng từ khi trồng mới đến lúc thu hoạch.

Theo đó, nguyên nhân gây bệnh héo rũ cẩm chướng do tổ hợp nấm (Fusarium sp, Pythium sp, Rhizhoctonia sp) gây ra. Do thời gian sinh trưởng của hoa cẩm chướng kéo dài (từ trồng – kết thúc thu hoạch khoảng 1,5 năm) nên mật độ bào tử tích lũy gây hại nặng hơn vào thời kỳ thu hoạch bông.

Ngoài ra, tại các vườn cẩm chướng bị bệnh héo rũ, có xuất hiện siêu nhân (Scutigerella immaculata Newport) với mật số trung bình từ 1 – 2 con/cây. Đây là đối tượng cắn phá rễ cây nhưng ở mật độ thấp và cây cẩm chướng đã ở giai đoạn 8 – 12 tháng tuổi không có khả năng gây chết cây. Siêu nhân chỉ là đối tượng môi giới tạo vết thương để các nấm bệnh xâm nhiễm và gây hiện tượng thối gốc rễ.

Cách phòng trừ bệnh héo rũ trên cây hoa cẩm chướng

Cách phòng trừ bệnh héo rũ trên cây hoa cẩm chướng

Bệnh héo rũ là một trong những đối tượng dịch hại nguy hiểm và có xu hướng lây lan nhanh nếu không phòng trừ sớm ngay từ đầu vụ. Phần lớn các diện tích cây hoa cẩm chướng bị bệnh héo rũ gây hại nặng, người dân chưa xác định được nguyên nhân, do đó việc áp dụng các biện pháp phòng trừ chưa hiệu quả. Để quản lý tốt bệnh héo rũ trên cây hoa cẩm chướng, các chuyên gia tư vấn nông nghiệp khuyến cáo bà con nông dân sử dụng cây giống sạch bệnh từ các vườn ươm, cơ sở nuôi cấy mô có uy tín và đảm bảo tiêu chuẩn cây giống xuất vườn theo quy định. Vệ sinh đồng ruộng triệt để sau mỗi vụ thu hoạch, thường xuyên nhổ bỏ và tiêu huỷ cây bị bệnh. Luân canh cây trồng, không trồng liên tục cây hoa cẩm chướng nhiều vụ /01 chân đất. Mật độ trồng hợp lý với mật độ từ 200.000 – 220.000 cây/ha để vườn thông thoáng. Làm đất kỹ trước khi trồng, vườn trồng phải có chế độ thoát nước tốt. Bón vôi đảm bảo đất trồng có độ pH từ 6,5-7. Tăng cường sử dụng phân hữu cơ hoai mục (10 – 12m3/1000m2) kết hợp với nấm đối kháng Trichoderma (TRICÔ-ĐHCT 108 bào tử/g), liều lượng 8 – 15kg/1000m2) để hạn chế sự gây hại của bệnh.

Hiện danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng ở Việt Nam chưa có thuốc BVTV đăng ký phòng trừ bệnh héo rũ hoa cẩm chướng. Bà con nông dân có thể tham khảo biện pháp xử lý xông hơi, khử trùng đất trước khi trồng bằng thuốc Basamid Granular 97MG (hoạt chất Dazomet), liều lượng 50kg/sào. Nếu vườn xuất hiện rải rác cây cẩm chướng bị bệnh héo rũ, cần nhổ bỏ, tiêu huỷ kịp thời và tham khảo phòng trừ bằng một trong các loại thuốc hoạt chất Iprodione (Viroval 50WP) hoặc Fosetyl Aluminum (Aliette 80WP); Validamycin (Valivithaco 3 SC) để hạn chế lây lan.

Hi vọng những chia sẻ trên đây sẽ giúp bà con nông dân phòng ngừa bệnh héo rũ hiệu quả trên cây hoa cẩm chướng.

Nguồn: nongnghiepvietnam.edu.vn – Tổng hợp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *