Đã nhiều năm liền loại gạo lài Campuchia được bình chọn là loại gạo ngon nhất thế giới, trong khi loại “nông sản chủ lực” của Việt Nam vẫn chưa có thương hiệu của riêng mình.
Nội dung
- Điểm tên những căn bệnh thường gặp ở cây lúa
- Thuốc kháng sinh: Con dao hai lưỡi trong ngành chăn nuôi
- Nông nghiệp Việt Nam và trăm mối lo ngại
Gạo Campuchia thăng tiến nhanh, gạo Việt Nam dần đuối sức
Gạo Việt Nam vẫn chưa có thương hiệu
Khoảng 3 năm gần đây, tại các cuộc hội thảo về thương hiệu gạo Việt Nam, các nhà lãnh đạo có đề án nâng cao ngành sản xuất lúa gạo, nhằm mục đích xây dựng thương hiệu lúa gạo Việt Nam có giá trị gia tăng cao. Cũng tại hội thảo này, các chuyên gia cho biết, Thái Lan hiện có 250 thương hiệu gạo khác nhau cho các sản phẩm nông sản từ chất lượng cao đến trung bình. Gạo thơm Thái Lan hiện có lịch sử trên 100 năm, cụ thể trong năm 1959, Thái Lan chính thức công bố các giống lúa nổi tiếng có tên là Thai Hom Mali Rice, đồng thời nước này cũng xây dựng bộ tiêu chuẩn chất lượng cho các loại gạo. Còn tại nước ta, một đất nước luôn đứng đầu về Nông nghiệp lại chưa để lại một dấu ấn nào trên nền Nông nghiệp Thế giới, cũng như chưa thể để lại dấu mốc nào đáng nhớ trên bản đồ lương thực. Trên thực tế, hành trình đi tìm và xây dựng thương hiệu cho thị trường nông sản lúa gạo đã được các chuyên gia Nông nghiệp phác thảo từ lâu nhưng đều không đem lại được những tín hiệu khả quan. Rồi Nhà nước ta còn vận động tổ chức các cuộc thi sáng tạo logo cho thương hiệu lúa gạo, rồi các loại giống gạo đã được nâng cấp và thay đổi để phù hợp với các yêu cầu nội địa nhưng vẫn chưa thể đáp ứng được nhu cầu thực tế của thị trường. Nhiều cuộc tranh cãi vẫn cứ tiếp tục diễn ra sau các đề án nâng cao thương hiệu Việt nhưng sau tất cả hàng triệu tấn gạo Việt xuất khẩu thời gian tới vẫn không được “khoác áo” thương hiệu quốc gia.
Dù mới tham gia thị trường xuất khẩu nhưng gạo Campuchia đã có những thành công vang dội
Gạo Việt đang dần yếu thế
Theo các chuyên gia Nông nghiệp Việt Nam, việc xây dựng nhãn hiệu chứng nhận thương hiệu Gạo Việt Nam sẽ góp phần đẩy mạnh quảng bá, tạo niềm tin và uy tín của sản phẩm với người tiêu dùng. Từ đó, có thể nâng cao năng lực cạnh tranh cho các sản phẩm gạo của Việt Nam trên thị trường thế giới. Sở dĩ thương hiệu gạo Việt Nam không đủ sức cạnh tranh với các thương hiệu gạo trên thế giới là do chưa khẳng định được thương hiệu. Theo thống kê từ Bộ NN-PTNT cho thấy, xuất khẩu gạo của Việt Nam năm nay giảm kỷ lục trong vòng 10 năm qua, với mức giảm 25% về khối lượng và 20% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái. Theo đó, các thị trường nhập khẩu gạo của Việt Nam giảm liên tục. Cho đến năm nay, khối lượng xuất khẩu gạo 11 tháng ước đạt 5,49 triệu tấn và 2,48 tỷ USD, có tăng 23% về khối lượng và tăng 24% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái nhưng giá gạo xuất khẩu bình quân vẫn giảm, khoảng 449 USD/tấn. Theo các chuyên gia tư vấn Nông nghiệp, tư duy làm gạo của người Việt vẫn chú trọng đến số lượng mà chưa quan tâm đến chất lượng, vì thế dù là một nước thuộc top đầu về xuất khẩu gạo của thế giới nhưng gạo Việt lại có giá thấp nhất so với các nước có sản lượng gạo trung bình khác. Hiện nay, ở Thái Lan đã vượt xa nước ta cả về khối lượng và chất lượng với hàng chục thương hiệu gạo nổi tiếng, không chỉ có Thái Lan mà ngay tại Campuchia – đất nước mới tham gia thị trường xuất khẩu mới có 5 năm tuổi nhưng đã có nhiều bước tiến vượt trội và có thể len lỏi vào các nước phát triển và khó tính như Mỹ, các nước EU.
Đã nhiều năm liên tiếp, gạo lài Campuchia hay còn gọi là Phka Romdoul, được bình chọn là loại gạo ngon nhất thế giới. Gạo Thái Lan có thương hiệu hàng trăm năm, còn đến nay Việt Nam vẫn chưa có thương hiệu gạo riêng cho mình, vì thế nước ta cần đề ra những giải pháp để nâng cao cả về số lượng và chất lượng nông sản.
Nguồn: nongnghiepvietnam.edu.vn