Tháng 10 vừa qua tôm Việt Nam đã có một cú bật mạnh trên thị trường tiêu dùng Châu Âu tạo ra tín hiệu tốt cho người chăn nuôi tôm trong tương lai.
Nội dung
- Những ý tưởng khởi nghiệp làm giàu từ nghề nông
- Từ năm 2018 sẽ cấm dùng kháng sinh chăn nuôi
- Định hướng người dân làm giàu với mô hình chăn nuôi mang giá trị kinh tế cao
Tôm nước ta hiện nay được đánh giá rất cao về chất lượng
Tôm tăng trưởng mạnh tại thị trường Châu Âu
Theo tin tức nông nghiệp thông báo tới người chăn nuôi, tháng 10 vừa qua ước tính ngành tôm nước ta xuất khẩu đạt kim ngạch 2,5 tỷ USD, tăng 21,9% so với năm ngoái. Trong đó, thị trường châu Âu tiêu thụ tôm Việt tăng mạnh nhất, đây được coi tin vui cho bà con nuôi tôm trên cả nước.
Theo thống kê trong khối thị trường châu Âu, có ba thị trường nhập khẩu lớn là Vương quốc Anh, Hà Lan và Bỉ. Giải thích cho hiện tượng tăng trưởng này, là do người tiêu dùng châu Âu ưa chuộng các sản phẩm thủy sản giá trị gia tăng tiện lợi. Trong thời gian tới và cả trong tương lai thị trường này tăng nhập khẩu tôm để phục vụ cho các lễ hội ẩm thực lớn. Cũng theo báo cáo cho thấy tại các kênh bán lẻ lẫn kênh dịch vụ ẩm thực tại thị trường châu Âu chỉ tiêu thụ các sản phẩm thủy sản, sản xuất bền vững và ổn định. Trong tương lai tôm nước ta nhận định sẽ được xuất khẩu trên tại nhiều nước vì chất lượng nuôi thủy hải sản hiện nay ở nước ta đang được đánh giá rất cao.
Chính điều này đã kéo theo giá tôm tại thị trường trong nước tăng cao. Điển hình như trong những ngày qua, giá tôm nguyên liệu tại các tỉnh Cà Mau, Kiên Giang tăng, người nuôi tôm thu được lợi nhuận cao trong thời điểm này. Đây chính là một dấu hiệu khởi sắc cho nền nông nghiệp Việt Nam trong tương lai.
Các sản phẩm tôm Việt Nam góp mặt nhiều thị trường trên thế giới
Chú trọng đầu tư chất lượng để cạnh tranh
Hiện tôm trở thành mặt hàng kinh doanh hấp dẫn và được các doanh nghiệp lớn tại khu vực Châu Á-Thái Bình Dương lựa chọn để kinh doanh trên quy mô lớn.
Dự báo thị trường Châu Âu sẽ giúp giá tôm tại nước ta ổn định hơn. Ước tính, trong thời gian tới, mỗi năm châu Âu sẽ nhập khẩu khoảng 40.000 tấn tôm. Theo ông Trần Văn Phẩm, Giám đốc Công ty cổ phần Thủy sản cho hay: yếu tố quan trọng để cung cấp nguồn nguyên liệu sạch cho ngành chế biến, xuất khẩu tôm đúng yêu cầu của các thị trường thế giới hiện nay là chăn nuôi tôm phải được đầu tư thêm về công nghệ, thiết bị phục vụ chế biến. Để hình thành hệ thống quy mô lớn, thì mỗi doanh nghiệp cần có diện tích lớn để đầu tư đồng bộ, quy mô và giảm thiểu hợp tác sản xuất với các đối tác nước ngoài mới giảm được chi phí sản xuất, hạ giá thành, nâng cao chất lượng. Từ đó mới thu được lợi nhuận cao và có thể cùng nhà nông làm giàu từ ngành chăn nuôi tại nước ta.
Cùng đó, đầu tư hệ thống sản xuất con giống chất lượng cao, ứng dụng chế phẩm vi sinh xử lý đầm ao, áp dụng công nghệ chế biến khép kín, đảm bảo chất lượng như nhà nhập khẩu yêu cầu. Nhờ đó mà các sản phẩm tôm chế biến của nước ta đã có mặt tại hơn 50 quốc gia trên thế giới, trong đó nổi bật những thị trường Mỹ, châu Âu.
Nguồn: Liên thông Cao đẳng Điều dưỡng