Ở nước ta tình trạng lạm dụng thuốc kháng sinh ở lĩnh vực chăn nuôi, nuôi trồng thủy hải sản là khá nhiều gây nguy hại lớn đối với sức khỏe con người.
Nội dung
- Định hướng người dân làm giàu với mô hình chăn nuôi mang giá trị kinh tế cao
- Mô hình chăn nuôi dê mới giúp thu nhập trăm triệu đồng mỗi năm
- Những loại cây trồng nhanh được thu hoạch đem đến giá trị năng xuất cao
Từ năm 2018 sẽ cấm dùng kháng sinh chăn nuôi
Kích thích tăng trưởng nhờ thuốc kháng sinh
Theo khảo sát mới đây của Bộ nông nghiệp Việt Nam cho thấy hiện nay tình trạng sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi là khá cao. Cụ thể, lượng kháng sinh trên đầu gia cầm ở nước ta cao gấp 6 lần so với mức ghi nhận được ở một số nước châu Âu. Trong đó, 84% kháng sinh được sử dụng với mục đích phòng bệnh. Không chỉ dừng lại ở việc tiêm, cho uống thuốc mà lượng kháng sinh còn tìm thấy cả trong thức ăn chăn nuôi chiếm một tỉ lệ lớn.
Trong mỗi chu kỳ chăn nuôi, 72% số trang trại đều sử dụng ít nhất 1 loại kháng sinh để phòng bệnh và trị bệnh hoặc kích thích tăng trưởng. Trong ngành chăn nuôi lợn, kháng sinh cũng bị lạm dụng với con số 286,6 mg hoạt chất kháng sinh/kg lợn hơi.
Theo chia sẻ của ông Nguyễn Xuân Dương, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi cho hay: “trong nhiều năm nay, nước ta vẫn cho phép sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi và thủy sản, nhằm mục đích kích thích sinh trưởng và phòng trừ dịch bệnh để giảm thiểu rủi ro cho bà con. Vì thế người chăn nuôi bắt đầu làm dụng thuốc kháng sinh nhiều hơn, hiện nay tình trạng này đang ở mức báo động đỏ và có thể gây ảnh hưởng lớn dến sức khỏe người dùng.
Nóng bỏng nhất hiện nay là tình trạng bán thuốc kháng sinh không theo đơn, trộn kháng sinh vào thức ăn chăn nuôi một cách bừa bãi. Tồn dư kháng sinh trong thực phẩm đang đe dọa nghiêm trọng tới sức khỏe của con người.
Ở nước ta tình trạng sử dụng thuốc kháng sinh đang vượt quá mức cho phép
Kiến nghị việc sửa luật để quản lý kháng sinh
Mới đây tin tức nông nghiệp đưa tin, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Vũ Văn Tám cho biết, nước ta đang hướng tới đẩy mạnh chăn nuôi theo hướng hiện đại để các sản phẩm trong chăn nuôi góp mặt trên thị trường tiêu dùng thế giới, để làm được điều đó thì thực phẩm cần đạt được tiêu chí sạch, đảm bảo, vì thế vấn đề kiểm soát dư lượng kháng sinh trong chăn nuôi là rất cấp thiết.
Những trước tiên để đảm bảo được chất lượng thực phẩm sạch thì trong chăn nuôi người nuôi không được phép sử dụng thuốc kháng sinh. Việc sử dụng thuốc kháng sinh một cách bữa bãi không chỉ khiến những nhà đầu tư và thu mua lớn quay lưng mà nó còn làm ảnh hưởng đến cả sức khỏe của chính người tiêu dùng trong nước.
Vì thế để mạnh tay ngăn chặn vụ việc này trong năm tới (2018) sẽ cấm sử dụng thuốc kháng sinh trong chăn nuôi, chỉ cho phép dùng trong một vài trường hợp phòng và chữa bệnh, nhưng nhát thiết phải dưới sự hướng dẫn và chỉ đạo của các chuyên gia tư vấn nông nghiệp. Và tiến tới từ năm 2020 trở đi, sẽ dừng hẳn việc sử dụng kháng sinh, kể cả trong chữa bệnh và trong thức ăn chăn nuôi. Danh mục kháng sinh được phép sử dụng trong thức ăn chăn nuôi từ 43 loại trước đây nay cắt giảm chỉ còn 15 loại và cũng chỉ được phép sử dụng đến ngày 31-12-2017.
Theo lãnh đạo Bộ NN&PTNT, cái khó hiện nay là Bộ NN&PTNT cấp phép nhập khẩu, sản xuất một số loại kháng sinh trong chăn nuôi nhưng có loại lại do Bộ Y tế quản lý, cấp phép. Do vậy, để việc quản lý kháng sinh một cách chặt chẽ, đòi hỏi hai bộ đều phải cùng vào cuộc. Bộ NN&PTNT cũng sẽ đề nghị sửa đổi, bổ sung một số nội dung mới vào hệ thống pháp luật hiện hành.
Nguồn: nongnghiepvietnam.edu.vn