Cây hồ tiêu là một trong những cây trồng chính đem lại nguồn lợi kinh tế cho nước ta, do đó người dân cần chú trọng đầu tư và nắm vững kĩ năng trồng để cây tiêu đạt năng suất vượt trội.
Nội dung
- Mô hình chăn nuôi dê mới giúp thu nhập trăm triệu đồng mỗi năm\
- Những loại cây trồng nhanh được thu hoạch đem đến giá trị năng xuất cao
- Ưu điểm của giống lúa chất lượng Đại dương 2
Hồ tiêu là cây trồng đem lại nguồn lợi kinh tế cao cho bà con nông dân
Kĩ thuật trồng và chăm sóc cây hồ tiêu cho năng suất cao
Hồ tiêu là cây nuôi trồng dài ngày, sống trên các thân trụ gỗ và là cây trồng đem lại nguồn lợi kinh tế cho nước ta. Hàng năm, nước ta xuất khẩu hàng nghìn tấn hồ tiêu phục vụ cho cả thế giới, vì vậy bà con nông dân cần nắm vững kĩ thuật nuôi trồng để đem lại nguồn lợi kinh tế cao.
Chọn cây giống
Theo các chuyên gia Nông nghiệp Việt Nam, để có những cây hồ tiêu tốt, đem lại nguồn lợi kinh tế cao thì trước hết phải chọn được những giống cây hồ tiêu tốt, có khả năng sinh trưởng và phát triển tốt, không bị sâu bệnh, các giống tiêu phổ biến là: Ấn Độ, Phú Quốc, Vĩnh Linh, Lộc Ninh,….
Tiến hành làm trụ tiêu
Tiêu là loại cây leo trồng thân dây nên cây Tiêu có thể sống trên cây gỗ, nọc bê tông, nọc cây sống. Bà con nông dân làm nọc gỗ với đường kính, độ cao tùy thuộc và phù hợp với điều kiện và sinh trưởng từng vùng, tốt nhất nên chọn nọc có đường kính tương đối để cây có thể bám trụ kiên cố lâu dài (đường kính khoảng 20 – 25 cm cao khoảng 3-4 m cách đất). Khoảng cách trồng là từ 2*2.5 m, 2.5m*2.5m.
Hồ tiêu là loại cây thân leo có thể sống ở nhiều nơi
Trồng cây tiêu
Tiến hành trồng tiêu, đào hố trồng với số liệu như sau: Đào 2 hố 2 bên cây trụ tạm, mỗi hố trồng 1 dây tiêu hay 1 bầu tiêu. Kích thước hố khoảng 40cmx40cmx50cm, mép hố cách trụ tạm 10-15cm, sao cho tâm hố (vị trí đặt bầu tiêu) cách cây trụ sống từ 40-50cm. Cũng có thể đào 1 hố với kích thước 60cmx60cmx50cm để trồng 2 dây hay 2 bầu tiêu vào cùng 1 hố. Đồng thời, bà cong nông dân cần tiến hành bón lót trước khi trồng cây hồ tiêu để đem lại năng suất trồng trọt cao. Mỗi trụ tiêu bón lót 10-20kg phân chuồng, 0,2-0,5kg phân lân, 0,2-0,3kg vôi bột, trộn đều phân với đất mặt và lấp xuống hố, sau đó xử lý đất trong hố trước khi trồng bằng 1 trong các loại thuốc như Confidor 100SL 0,1%, 0,5 lít/hố hoặc Basudin 10H, 20-30 g/hố. Ngoài ra, bà con nông dân cần che bóng để tránh cây tiêu bị mất nước và thiếu nắng và tiến hành làm cỏ, xới xáo quanh gốc tiêu.
Tưới nước và chống úng cho tiêu
Cây tiêu là giống cây trồng ưa nước, do đó trong mùa nắng bà con nông dân cần tiến hành tưới cây và che chắn thường xuyên kết hợp các biện pháp bảo vệ và giữ ẩm cho tiêu để cây sinh trưởng và phát triển tốt. Trong khoảng thời gian sau thu hoạch, chỉ tưới cho cây tiêu khi thấy thật cần thiết, đủ cho cây sống, chịu đựng được cho mùa khô hạn để bước vào mùa mưa.
Áp dụng quy trình trồng và chăm sóc cây tiêu đem lại hiệu quả kinh tế cao
Bón phân
Trong chương trình xây dựng Nông thôn mới, các chuyên gia Nông nghiệp có chia sẻ về cách bón phân cho cây hồ tiêu như sau:
Phân hữu cơ: tiến hành bón hàng năm với liều lượng 30-40m3/ha. Vào đầu mùa mưa, đào rãnh vành khăn quanh gốc tiêu, mép rãnh cách mép tán tiêu 15-20cm, sâu 5-10cm, rộng 15-20cm bón phân hữu cơ đã hoai hoàn toàn, bón xong phải lấp đất lại. Khi tiến hành đào rãnh để bón phân thì bà con nông dân cần hạn chế tới mức tối đa làm tổn thương bộ rễ tiêu.
Phân khoáng: Dùng các loại NPK Đầu Trâu có công thức phù hợp với từng giai đoạn sinh trưởng của cây tiêu, đặc biệt chú ý tới các loại có vi lượng (TE) rất tốt cho cây tiêu. Thời kỳ kiến thiết cơ bản chia lượng bón 4-6 lần/năm. Lượng bón ở thời kỳ kinh doanh chia bón 4 lần/năm vào các thời kỳ sau thu hoạch quả, đầu, giữa và cuối mùa mưa.
Kĩ thuật trồng và chăm sóc hồ tiêu đem lại nguồn lợi kinh tế cao được bà con nông dân Việt Nam áp dụng. Đã nhiều năm liền cây hồ tiêu được bình chọn là giống cây trồng đem lại năng suất cao.
Nguồn: nongnghiepvietnam.edu.vn