Nông nghiệp công nghệ cao là mục tiêu phát triển của Việt Nam. Vậy chúng ta cần làm gì để có nền nông nghiệp chiếm lĩnh thị trường thế giới?
- Nâng tầm nhãn hiệu chanh Cao Lãnh, ổi Mỹ Hiệp
- Cuộc sống của người dân Lý Sơn mùa biển động
- Sản xuất lúa vụ đông xuân thiệt hại nặng nề do lũ
Phát triển nông nghiệp công nghệ cao ở Việt Nam
Việt Nam phấn đấu trở thành nước nông nghiệp công nghệ cao
Nội dung
Tại Hội nghị xây dựng nền công nghiệp nông nghiệp Việt Nam, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã khẳng định mục tiêu đưa Việt Nam trở thành nước nông nghiệp công nghệ cao, sớm trở thành quốc gia hàng đầu về nông nghiệp trên thế giới. Trong đó nhấn mạnh đến ba lĩnh vực quan trọng:
- Nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp sạch, nông nghiệp công nghệ cao.
- Công nghệ thông tin.
- Du lịch.
Để thực hiện được mục tiêu trên, Chính phủ khuyến khích doanh nghiệp, địa phương và người dân sáng tạo, mở rộng mô hình sản xuất, không bó hẹp theo quy hoạch cũ, hỗ trợ tối đa cho các chương trình áp dụng nông nghiệp công nghệ cao. Theo đó, Chính phủ dành gói 50.000 – 60.000 tỷ mỗi năm để hỗ trợ doanh nghiệp trong quá trình đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp, làm tiền đề cho sự phát triển bền vững với công nghệ cao.
Đẩy mạnh nông nghiệp công nghệ cao
Theo Thủ tướng Chính phủ, nền tảng nông nghiệp để động lực để thúc đẩy nhiều ngành nghề khác như công nghệ thực phẩm, chế biến, công nghiệp sản xuất máy móc, vật tư nông nghiệp, phát triển thương hiệu nông nghiệp…
Tuy nhiên để quá trình phát triển nông nghiệp công nghệ cao thực sự bền vững, cùng nhà nông làm giàu hiệu quả, cần có sự minh bạch, công bằng trong sản xuất giữa các vùng, sao cho mọi người dân trong cả nước đều được tiếp nhận nông nghiệp công nghệ cao, từ đó tạo ra sự cạnh tranh để thúc đẩy sản xuất theo nguyên tắc của kinh tế thị trường.
Mô hình nông nghiệp công nghệ cao
Nông nghiệp Việt Nam đối mặt với nhiều vấn đề
Là một quốc gia nông nghiệp, tuy nhiên nền nông nghiệp nông thôn Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều vấn đề tiêu cực như:
- Nguồn lực nông nghiệp không được phát huy. Mặc dù là quốc gia đứng thứ 13 dân số thế giới nhưng GDP bình quân của nước ta chỉ xếp hạng 133, năng suất lao động bằng 1/3 so với nhiều quốc gia khác trong khu vực.
- Vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, thực phẩm bẩn trở nên nhức nhối. Các vấn đề về thực phẩm sạch, rau sạch, nông sản an toàn…đang ở mức báo động từng ngày.
- Lượng thuốc bảo vệ thực vật trong nông nghiệp vượt mức cho phép. Theo thống kê, mỗi năm Việt Nam nhập về 100.000 tấn thuốc bảo vệ thực vật, trong đó có 90% là thuốc nhập từ Trung Quốc, bao gồm cả nhiều hóa chất cấm như photpho hữu cơ, monitor, wofatox…Không chỉ ảnh hưởng sức khỏe người tiêu dùng mà còn gây ô nhiễm nông sản, ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
Các tình hình trên khiến vấn đề cần mở rộng quy mô sản xuất nông nghiệp công nghệ cao trở nên cần thiết hơn bao giờ hết, nhằm tận dụng nguồn lao động, hạn chế sử dụng hóa chất độc hại trong sản xuất nông nghiệp và bảo đảm nguồn nông sản chất lượng cho xuất khẩu và tiêu dùng trong nước.
Áp dụng công nghệ trong nông nghiệp
Áp dụng nông nghiệp công nghệ cao như thế nào?
Để phát triển ngành nông nghiệp công nghệ cao, chúng ta thực hiện các giải pháp cho nông nghiệp Việt Nam cả về cây trồng và vật nuôi như:
- Hướng tới mô hình “Trang trại rau sạch”, sử dụng công nghệ nhà lưới, phân hữu cơ thay cho phân đạm hóa học có hại.
- Đổi mới chăn nuôi, nâng cao năng suất chăn nuôi, ngăn chặn tình trạng sử dụng chất kích thích, chất tạo nạo độc hại với sức khỏe con người.
- Coi “nước mặt là bạn”, đẩy mạnh mô hình làm giàu nhờ thủy sản với cá, tôm, cua..
- Tái cơ cấu xuất khẩu nông sản phẩm. Trong đó giảm xuất khẩu gạo, tăng lượng xuất khẩu các mặt hàng nông sản công nghệ cao tiềm năng như tôm, rau quả, cà phê…
- Tiến hành gộp đất canh tác, đào tạo người nông dân trở thành những “công nhân nông nghiệp” thực thụ để thích ứng với nông nghiệp công nghệ cao, hướng tới năm 2017, mỗi ha sẽ thu về bình quân 3 tỷ đồng.
- Đẩy mạnh việc áp dụng công nghệ mới và chuyển giao công nghệ hiện đại vào sản xuất, mang lại năng suất cao.
- Khắc phục các vấn đề còn tồn tại trong quá trình xây dựng nông thôn mới ở nước ta.
Việc đẩy mạnh áp dụng nông nghiệp công nghệ cao là “cú hích” đưa nông nghiệp Việt Nam lên một tầm cao mới, xứng đáng với những tiềm năng mà nước ta có được để xây dựng đất nước, cải thiện đời sống người dân và nâng cao vị trí của nước ta trên thị trường thế giới.
Xem thêm: Văn bằng 2 Cao đẳng Y Dược buổi tối