Triệu chứng và cách trị bệnh thối rễ chết cành ở mãng cầu xiêm

Bệnh thối rễ, chết cành ở cây mãng cầu xiêm làm giảm năng suất, chất lượng quả. Dưới đây là nguyên nhân và cách phòng trị bệnh bà con có thể áp dụng.

Nguyên nhân của bệnh thối rễ, chết cành ở cây mãng cầu xiêm.

Nội dung

Nhóm nghiên cứu nông nghiệp đã xác định Bệnh thối rễ, chết cành cây mãng cầu xiêm là do sự kết hợp của nhiều tác nhân gây bệnh. Trong đó, bệnh thối rễ là do sự kết hợp giữa nấm Calonectria variabillis và tuyến trùng Pratylenchus sp…  Khi có sự xuất hiện đồng thời của tuyến trùng Pratylenchus spp. và nấm, bệnh thối rễ xảy ra nặng hơn.

mang-cau-xiem-11

Quả mãng cầu xiêm.

Ngoài ra, cũng còn có một số tác nhân không sinh học là lạm dụng thuốc làm chín trái (hoạt chất ethaphon) khai thác tối đa, triệt để trái trên cây…; nấm Diaporthe phaseolorum gây chết nhánh, cành nhỏ của cây mãng cầu xiêm và nấm Lasiodiplodia pseudotheobromae gây chết nhánh, loét cành và thân cây mãng cầu xiêm.

Triệu chứng của bệnh thối rễ, chết cành ở cây mãng cầu xiêm.

Cây bị bệnh có biểu hiện sinh trưởng kém dần, cây suy yếu còi cọc.

Lá vàng nhợt nhạt, lá già bị vàng, sau đó héo úa và rụng dần trên một số hay phần lớn các cành, dẫn đến hiện tượng bị trơ cành, chết nhánh và thương tổn thân.

Rễ tơ và rễ cái đều bị hoại tử, biểu hiện thường thấy là thối đen lốm đốm phần vỏ rễ trước và lan sâu.

Phần rễ cái bị thối đen, kèm theo là các vết nứt theo chiều dọc của rễ, sau đó vết bệnh lan rộng dần ra toàn hệ thống rễ.

Bệnh chết cành, lá bị héo vàng, rụng trơ cành và gây chết những cành nhỏ bên ngoài ngọn cành, sau đó bệnh lan dần và tấn công ngược vào cành chính, gây chết những cành lớn hơn.

Trên bề mặt cành bị bệnh xuất hiện đầy những hạt nhỏ li ti màu nâu đen, đó là quả thể hay bào tử nấm gây bệnh. Triệu chứng loét cành và thân cây, có vết bệnh hơi lõm xuống, sau đó vết bệnh lớn dần, bề mặt vỏ cành (chỗ lõm) nứt dọc, vỏ cây bị bong ra, bề mặt vết bệnh hóa bần. Vệt màu nâu ở các vùng dẫn có thể nhìn thấy khi tách cành cây theo chiều dọc.

Cách phòng trị bệnh thối rễ chết cành ở cây mãng cầu xiêm.

Ở điều kiện vườn mãng cầu xiêm, các nghiệm thức thuốc Funomyl, ViCarben cho hiệu quả phòng trị nấm gây bệnh thối rễ cao, chỉ số bệnh giảm từ 50% xuống còn 25% tại thời điểm 60 ngày sau xử lý lần 5.

Bên cạnh đó, nghiệm thức thuốc Nokaph cho hiệu quả phòng trị tuyến trùng Pratylenchus sp. cao nhất, kế đến là các nghiệm thức thuốc Maplogic, Cazinon, Regent và Oncol.

Cách phòng trị bệnh thối rễ chết cành ở cây mãng cầu xiêm.

Cách phòng trị bệnh thối rễ chết cành ở cây mãng cầu xiêm.

Khi sử dụng kết hợp thuốc hóa học, phân hữu cơ và nấm đối kháng (các nghiệm thức Funomyl- Viarben- Funomyl; ViCarbendarzim- Dynamic + Trichoderma; Funomyl- ViCarben- Dynamic + Trichoderma) cho hiệu quả tốt hơn so với các nghiệm thức khác (Dynamic + Trichoderma + Dynamic cho hiệu quả rất kém).

Khi thực hiện thí nghiệm phòng trị tổng hợp bệnh thối rễ, chết cành, tất cả các nghiệm thức xử lý thuốc (Agri- Fos + Nokaph + Topsin, Agri- Fos + Nokaph + Funomyl, Agri- Fos + Nokaph + Carbendarzim và Agri- Fos + Nokaph + Folicur) cho thấy hiệu quả rất tốt (chỉ số bệnh giảm còn 15% – 20%) so với nghiệm thức đối chứng (chỉ số bệnh 65%) tại thời điểm 60 ngày sau xử lý lần 4.

Ngoài ra, mật số tuyến trùng Pratylenchus sp. trong đất và rễ ở các nghiệm thức xử lý thuốc giảm đáng kể so với trước khi xử lý hay đối chứng không xử lý thuốc.

Ngoài ra, nhóm thực hiện cũng xây dựng được quy trình quản lý tổng hợp bệnh thối rễ cây mãng cầu xiêm ở huyện Tân Phú Đông. Đề tài được Hội đồng thống nhất nghiệm thu, đánh giá xếp loại B và giao cho Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Tân Phú Đông ứng dụng và phổ biến cho nông dân.

Nguồn: Lê Ngọc (Tin Tiền Giang )

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *