Không còn bị con người “tẩy chay” trong nông nghiệp như trước, hiện nay một vài loại côn trùng đã được sử dụng nhiều trong sản xuất rau xanh, sạch, an toàn.
Nội dung
- Bí xanh vụ đông trồng như thế nào để đạt năng suất?
- Mô hình chăn nuôi dê mới giúp thu nhập trăm triệu đồng mỗi năm
- Những loại cây trồng nhanh được thu hoạch đem đến giá trị năng xuất cao
Sử dụng côn trùng vào vào nông nghiệp để thay thế thuốc trừ sâu
Tăng năng suất rau sạch nhờ cây trồng
Hiện nay, nhiều loại rau xanh bán trên thị trường còn tồn dư nhiều thuốc bảo vệ thực vật, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe người tiêu dùng, làm người tiêu dùng mất niềm tin, vì thế việc sản xuất rau sạch đã trở thành nhu cầu thiết yếu với mỗi người dùng. Tại một số tỉnh ngoại thành ở Hà Nội đã áp dụng mô hình nông nghiệp thế giới như trồng rau trong nhà lưới, tuy mô hình này có khả quan hơn việc trồng trực tiếp tại các cánh đồng nhưng vẫn không hoàn toàn chống được sâu bệnh, vì thế bà con vẫn áp dụng biện pháp chống sâu bệnh như ở ngoài cánh đồng bằng việc lạm dụng, gia tăng việc sử dụng thuốc, phân hóa học và chất kích thích sinh trưởng.
Thậm chí nhiều hộ trồng trọt vì nhu cầu lợi ích cá nhân đã sử dụng lượng thuốc bảo vệ hoặc thuốc kích thích cây trồng để cây đạt được sản lượng đúng mức quy định cũng như không bị sâu ăn hại, quả sẽ to và đẹp, không sâu. Hiện tượng lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật đang trở thành mối nguy hại hàng đầu vì không chỉ gây hại cho người tiêu dùng mà còn khiến cho môi trường sống xung quanh bị ôi nhiễm một cách nặng nề.
Mô hình này giúp đem đến chất lượng cây trồng được tốt hơn
Nhân giống để côn trùng ăn côn trùng
Những giống côn trùng được các chuyên gia tư vấn nông nghiệp sạch nhắm tới gồm: ong mắt đỏ, bọ xít bắt mồi, bọ đuôi kìm với mục đích thả những loại côn trùng này lên vườn rau để chúng ăn những sâu bệnh và côn trùng gây hại. Đặc biệt hơn những loại côn trùng này không hề gây hại đến cây trồng và rất an toàn cho người sử dụng. Mục đích của việc tạo ra những giống côn trùng trên chính là để bà con không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong trồng trọt.
Thí nghiệm bắt đầu tiến hành thả ong mắt đỏ với mật độ 740.000 cá thể/ ha trên rau cho thấy tỷ lệ trứng sâu tơ bị ký sinh bởi ong mắt đỏ là khá cao (73,43 – 83,33%) và mật độ sâu tơ giảm thấp so với đối chứng không thả ong mắt đỏ. Thả bọ rùa chữ nhân với mật độ 1 cá thể/1m2, thả 2000 ấu trùng và 6000 trưởng thành/ 8000m2 đã làm giảm mật độ rệp xám hại rau sau 6 ngày thả so với đối chứng không thả.
Từ thí nghiêm trên cho thấy, việc phát triển nhân giống các loại côn trùng đem lại nhiều lợi ích cho ngành trồng trọt. Trong tương lai, đây là một trong những biện pháp hữu hiệu giúp hạ giá thành sản phẩm phù hợp với khả năng tài chính của bà con vì thấp hơn so với chi phí mua thuốc trừ sâu, nhờ biện pháp này dự báo sâu bệnh cũng giảm thiểu đáng kể, giải quyết được áp lực ô nhiễm thuốc bảo vệ thực vật do sử dụng thuốc trừ sâu ngày càng nhiều và đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng.
Nguồn: nongnghiepvietnam.edu.vn