Người nông dân cần đầu tư bài bản, lâu dài, xây dựng mối liên hệ chặt chẽ giữa nhà nông và các doanh nghiệp để cùng phát triển bền vững.
Nội dung
- Làm gì để nâng cao giá trị nông sản Việt Nam sản xuất toàn cầu
- Nhà nước ưu đãi và hỗ trợ cho doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp
- Những tiềm năng và cơ hội trong lĩnh vực nông nghiệp Việt Nam
Những vấn đề nan giải của nền Nông nghiệp Việt Nam
Những vấn đề nan giải của nền Nông nghiệp Việt Nam
Thực trạng được giá mất mùa, được mùa mất giá và điệp khúc trồng chặt – chặt trồng lâu nay được xem như vấn đề nan giải của nền nông nghiệp Việt Nam. Nhiều người không khỏi xót xa trước hình ảnh hàng nghìn trái thanh long Bình Thuận được bán đổ đống với giá rẻ mạt, thậm chí trở thành thức ăn cho gia súc chỉ bởi tiền bán không đủ trang trải chi phí thu hoạch. Cùng chung số phận là hàng loạt cây trồng đặc sản của các địa phương, từ dưa hấu ở Quảng Nam, Quảng Ngãi, cho đến hành tím ở Sóc Trăng, hành tây ở Đà Lạt, nhiều hecta cao su bị chặt bỏ ở Phú Yên, những cánh đồng mía cháy ở Khánh Hòa hay người trồng hoa lay ơn ở Lâm Đồng phải đem đổ cho bò ăn.
Ngay cả lúa gạo, mặt hàng nông sản chủ lực gắn liền với tên tuổi quốc gia xuất khẩu nông nghiệp của Việt Nam, cũng không nằm ngoài thực trạng đó. Những chỉ số gia tăng năng suất, sản lượng không tỷ lệ thuận với thu nhập của người nông dân do đầu tư phát triển không đồng đều về chiều rộng và chiều sâu. Tầm quan trọng của việc xây dựng thương hiệu trên thị trường quốc tế nhằm gia tăng năng lực cạnh tranh cũng chưa được coi trọng.
Nhìn sang nền nông nghiệp tiên tiến và phát triển của các quốc gia láng giềng như Thái Lan, Trung Quốc, hay xa hơn là Nhật Bản – vốn nghèo tài nguyên, những người tâm huyết với nông nghiệp nước nhà không khỏi trăn trở với bài toán nan giải lâu nay. Các chính sách khuyến khích tập trung đầu tư vào nông nghiệp, các giải pháp cải tiến cơ sở hạ tầng, ứng dụng cơ giới hóa, nghiên cứu phát triển khoa học công nghệ hiện đại, đồng thời đẩy mạnh công tác thị trường, hoạt động thương mại liên tiếp được triển khai đồng bộ và xuyên suốt từ cấp trung ương đến địa phương. Dù vậy, dường như vấn đề gốc rễ vẫn đang bị bỏ ngỏ chính là cách thức làm nông, được quyết định và ảnh hưởng bởi tư duy về văn hóa nông nghiệp của những người trực tiếp canh tác.
Giáo sư Võ Tòng Xuân – nhà khoa học nông nghiệp hàng đầu Việt Nam từng nhận xét những yếu kém của nền nông nghiệp nước nhà không hoàn toàn phụ thuộc vào chính sách mà ngay cả người nông dân cũng đang làm nông nghiệp theo lối tự phát. Họ tự phát, bắt chước lẫn nhau. Thấy người ta trồng dưa hấu bán được, là trồng dưa hấu. Thấy trồng thanh long bán được, là trồng thanh long… Một phần lỗi này là do người nông dân. Khái niệm về lâu dài trong người nông dân hoàn toàn không có.
Những yếu kém của nền nông nghiệp nước nhà
Với lực lượng hùng hậu chiếm hơn 70% dân số cả nước, có thể nói nông dân là mắt xích quan trọng trong chuỗi giá trị nông nghiệp Việt Nam. Do đó nhận thức và cách thức làm nông là yếu tố tiên quyết ảnh hưởng đến hiệu quả và tầm vóc ngành nông nghiệp.
Cái lợi trước mắt khiến người nông dân cứ tất tả chạy theo phòng trào mà làm nông không cần kế hoạch sản xuất cũng như tiêu thụ. Mới đây nhất, câu chuyện thu mua mía lại trở thành đề tài nóng hổi như thường lệ mỗi khi tới vụ mùa thu hoạch ở các vùng nguyên liệu lớn tại đồng bằng sông Cửu Long.
Không ít doanh nghiệp mía đường thường xuyên điều chỉnh, áp dụng các chính sách hỗ trợ kịp thời với cam kết hợp tác bền vững, lâu dài cho nông dân. Đó là bảo hiểm chữ đường, đầu tư không hoàn lại vốn và giống cây trồng, công cụ dụng cụ canh tác, hỗ trợ thu hoạch… Tuy nhiên, mỗi khi tới mùa vụ thu hoạch mía, chính những doanh nghiệp này lại phải đấu
tranh giữ mía với các thương lái nhỏ lẻ hoặc các nhà máy tới thu mua với giá hời chỉ bởi sự phá bỏ cam kết từ một phía bất chấp những cam kết về sự phát triển ổn định và bền vững với các doanh nghiệp uy tín tại địa phương.
Nguồn: nongnghiepvietnam.edu.vn