Đồng bằng sông Cửu Long đang phát triển mạnh mô hình nuôi tôm siêu thâm canh đem lại nguồn giá trị kinh tế cao và đáp ứng nhu cầu xuất khẩu thị trường.
Nội dung
- Bí xanh vụ đông trồng như thế nào để đạt năng suất?
- Mô hình chăn nuôi dê mới giúp thu nhập trăm triệu đồng mỗi năm
- Những loại cây trồng nhanh được thu hoạch đem đến giá trị năng xuất cao
Nghề nuôi tôm siêu thâm canh “lên ngôi vương”
Nhờ việc kiểm soát được môi trường, dịch bệnh
Theo các chuyên gia Nông nghiệp Việt Nam, thời gian trước đây, mô hình nuôi tôm công nghiệp (ao đất) rất phổ biến và phát triển mạnh tại Đồng bằng Sông Cửu Long. Tuy nhiên, trải qua thời gian dài, mô hình này đã bộc lộ rất nhiều hạn chế về thiên tai, dịch bệnh và rủi ro chăn nuôi. Nhiều vùng nuôi tôm công nghiệp đã gặp phải tình trạng “treo ao” một thời gian dài. Nhiều bà con nông dân nhiều năm gắn bó cũng phải bỏ nghề vì hết vốn đầu tư, ngân hàng cũng không thể trợ cấp cho vay thêm nữa.Theo thống kê, trên địa bàn tỉnh Cà Mau có khoảng 9.610ha nuôi tôm công nghiệp nhưng diện tích nuôi trồng ở hiện tại còn chưa đến một nửa, nhiều hộ gia đình chuyển sang nuôi trồng các nông sản khác. Ở các tỉnh địa bàn lân cận như Kiên Giang, Bạc Liêu, Bến Tre,… cũng gặp phải chung tình trạng tương tự. Thấy người nông dân gặp “thảm cảnh”, các chuyên gia Nông nghiệp Việt nam đã nghiên cứu và áp dụng mô hình chăn nuôi tôm mới, áp dụng công nghệ cao lại cho năng suất lớn. Một số mô hình nuôi tôm siêu thâm canh công nghệ cao trong nhà kính được các doanh nghiệp áp dụng đã đem lại nguồn lợi lớn. Từ khi áp dụng mô hình nuôi tôm mới đến nay đời sống của bà con nông dân ở đây được cải thiện, đồng thời các công ty, doanh nghiệp cũng đưa ra nhiều các phương pháp nuôi tương tự như quy trình nuôi tôm “tuần hoàn nước khép kín”… rất hiệu quả.
Các mô hình nuôi tôm siêu thâm canh trên được nhiều chuyên gia đánh giá cao vì đã góp phần đưa ngành nuôi tôm nước ta bắt kịp với công nghệ nuôi hiện đại trong khu vực, đồng thời kiểm soát được môi trường, nguồn nước, dịch bệnh, đảm bảo an toàn thực phẩm, không độc hại. Ngoài ra mô hình này còn giúp nông dân, doanh nghiệp giảm thiểu rủi ro, cung ứng nguồn nguyên liệu sạch, truy xuất nguồn gốc từ tôm bố mẹ chất lượng.
Hình thành chuỗi liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân để tăng hiệu quả năng suất
Hình thành chuỗi liên kết giữa doanh nghiệp và người dân
Trong chương trình Cùng nhà nông làm giàu, các chuyên gia cũng chia sẻ rằng: lực cản hiện nay của mô hình nuôi tôm siêu thâm canh hiện nay cũng có rất nhiều hạn chế, đòi hỏi người nuôi phải có trình độ kỹ thuật cao, tốn nhiên liệu điện, chi phí đầu tư khởi điểm cao… nên nông dân ít vốn khó tiếp cận. Do đó, để phát triển rộng mô hình này các chuyên gia Nông nghiệp khuyến cáo bà con nông dân có thể kết hợp với các doanh nghiệp để xây dựng mô hình này. Hiện đã có nhiều mối liên kết để triển khai mô hình nuôi tôm siêu thâm canh theo quy trình “tuần hoàn nước khép kín”. Cụ thể: nước trước khi lấy vào ao nuôi đã được xử lý vi sinh đạt các thông số nuôi trồng. Sau khi thu hoạch, nguồn nước được đưa trở ra hệ thống ao lắng và xử lý triệt để, sau đó mới đưa về ao nuôi. Tùy theo điều kiện của người nuôi mà các doanh nghiệp liên kết đầu vào một phần hoặc toàn phần.
Mô hình nuôi tôm thâm canh đang được phát triển mạnh ở vùng đồng bằng sông Cửu Long nhờ điều kiện và các nghiên cứu chuyên gia Nông nghiệp Việt Nam.
Nguồn: nongnghiepvietnam.edu.vn