Khi bị côn trùng tấn công cây thường kém năng xuất, mất mùa, bà con tốn kém chi phí. Để hạn chế nông dân cần chú ý những loại côn trùng thường xuyên xuất hiện ở cây trồng.
Nội dung
- Điểm tên những căn bệnh thường gặp ở cây lúa
- Thuốc kháng sinh: Con dao hai lưỡi trong ngành chăn nuôi
- Nông nghiệp Việt Nam và trăm mối lo ngại
Một số loại côn trùng thường gây hại cho cây trồng
Rệp vừng
Rệp vừng là loại côn trùng có hại cho cây trồng phổ biến nhất trong số các loại côn trùng gây hại. Rệp có kích thước rất nhỏ nhưng lại phát triển với số lượng lớn trên cây. Rệp vừng thường tập trung ở rễ, thân cây, lá gần mặt đất, khi cây bị rệp vừng thường trở nên còi cọc, kém phát triển, đối với những cây non còn có thể bị chết do hút hết nhựa. Lúc này cần có biện pháp tiêu diệt ngay lập tức, có thể có phun thuốc lên cây hoặc trong đất vì rệp vừng phát triển rất nhanh và gây thiệt hại rất nghiêm trọng cho bà con.
Sâu bướm
Sâu bướm thường xuất hiện nhiều trên cây khi cây bước vài giai đoạn ra hoa, kết trái. Lúc đầu sẽ là một vài con nhưng chỉ sau 1 đêm hoặc 1 ngày chúng có thể phát triển thành trăm ngàn con và mang theo cả ấu trùng. Sâu bướm xuất hiện chủ yếu khi thời tiết nông vụ thay đổi và trên một số loại cây như: cải bắp, ngô, dưa chuột, cải xanh, cải xoăn, cà chua, rau bina. Sâu bướm là loại côn trùng có hại cho cây trồng đáng sợ gây ảnh hưởng nghiêm trọng, vì thế bà con cần chú ý đến những ổ côn trùng làm tổ trên cây để có biện pháp phòng trừ kịp thời như phun thuốc sinh học khi sâu xuất hiện.
Những loại côn trùng này chúng thường phá hủy cây trồng rất nhanh
Bọ sâu tai
Bọ sâu tại chúng không phát triển quá nhanh và mạnh như rệp vừng hay sâu bướm nhưng sức tàn phá của chúng đối với cây trồng cũng không hề nhỏ. Bọ sâu tai trú ẩn dưới lá cây ở các khu vực ẩm ướt, chúng thường ăn cả côn trùng lẫn cây và ăn rất nhanh. Vì thế khi phát hiện sâu tai trên ruộng hoặc cây trồng bà con cần sử dụng thuốc bảo vệ thực vật phân bón để cây có thể phát triển đồng đều về mặt chất lượng và số lượng.
Bọ rau xanh
Bọ rau xanh là loại côn trùng có hại cho cây trồng khó phát hiện do đặc điểm màu sắc của loài này rất giống với lá cây.Loại bọ này thường xuất hiện ở các loại đâu, cà chua, bắp và nhiều loại cây khác nữa. Trứng của chúng ban đầu có màu đen và khi sắp nở thì dần chuyển sang màu xanh. Khi phát hiện bọ làm tổ trên cây cần tiêu diệt ngay tận gốc để tránh sinh sôi và phát triển, làm hại đến những cây khác.
Rệp sáp
Rệp sạp là loại côn trùng có hại cho cây trồng khó trị. Rệp sáp có thân hình bầu dục, cơ thể màu hồng thịt, trên thân phủ một lớp sáp trắng, quanh thân có các tua sáp trắng dài. Rệp sáp chúng di chuyển được là nhờ kiến tha. Chúng xuất hiện nhiều ở kẽ lá, chồi non, cuống hoa, cuống quả. Rệp sáp gây hại quanh năm, xuất hiện nhiều vào cuối mùa khô, đầu mùa mưa. Đối với những cây, quả xuất hiện loại rệp này thường không thể phát triển như bình thường vì rệp đã hút hết nhựa cây. Ngoài tiêu diệt rệp sáp cũng cần chú ý đến tiêu diệt cả kiến xung cây trồng.
Những loại côn trùng trên chúng phát triển rất mạnh
Sên
Sên hay còn gọi là ốc sên, loại ốc này chúng cũng có sức tàn phá cây trồng không kém so với các loại sâu bệnh, vì ốc sên thường ăn lá, thân cây và tạo vết thương nên bệnh dễ xâm nhập gây bệnh cho cây trồng. Để loại bỏ chúng cần phải dùng thuốc trừ sâu sinh học chuyên tiêu diệt sên và rải vỏ trứng xung quanh gốc gây để sên và ốc sên không thể quay trở lại tấn công cây.
Ngoài những loại côn trùng phổ biến trên cây trồng còn rất hay bị tàn phá bởi một số loại nhện đỏ, ruồi trắng, bộ trĩ, những loại côn trùng này đều hút nhựa cây rồi làm cây kém phát triển, quả không đạt năng xuất và cây có thể chất dần dần. Vì thế các chuyên gia tư vấn nông nghiệp khuyên bà con nông dân cần chú ý đến cây trồng thường xuyên, khi phát hiện sâu bệnh cần có những biện pháp ngăn chặn kịp thời.
Nguồn: Văn bằng 2 Cao đẳng Dược