Sau 3 tháng gieo hạt, bạn đọc có thể thưởng thức những trái dưa lưới thơm ngon nếu như áp dụng đúng kỹ thuật trồng dưa lưới của các chuyên gia Nông nghiệp Việt Nam.
Nội dung
- Những thách thức lớn trong ngành chăn nuôi Việt Nam
- Những loại cây trồng nhanh được thu hoạch đem đến giá trị năng xuất cao
- Trồng đu đủ nghiêng mang đến năng xuất cây trồng vượt trội
Kỹ thuật trồng và chăm sóc dưa lưới “siêu lợi nhuận”
Thay vì việc đi mua những trái dưa lưới không chắc chắn về chất lượng, giá thành đắt đỏ ở siêu thị hoặc chợ về thưởng thức, bạn đọc có thể tự tay trồng cây tại nhà bằng cách áp dụng một số kỹ thuật trồng dưa lưới đơn giản mà không cần phải tốn quá nhiều công sức hay thời gian.
Đặc điểm sinh trưởng của dưa lưới
Theo các chuyên gia Nông nghiệp, so với các nông sản khác thì dưa lưới khá dễ trồng và chăm sóc, cũng giống như dưa lê thì dưa lưới thích nghi khá tốt với điều kiện khí hậu ấm áp, thích hợp với những mùa khô ráo, ít mưa. Thời điểm thích hợp nhất để trồng dưa lưới là và tháng 2 đến tháng 9 hàng năm. Nếu trồng ngoài thời gian này, cây sẽ phát triển chậm, dễ bị sâu bệnh phá hoại và không đem lại năng suất trồng trọt cho bà con nông dân.
Dưa lưới là trái ngọt được nhiều người ưa thích
Hướng dẫn cách trồng dưa lưới
Quy trình trồng và chăm sóc dưa lưới khá đơn giản, vì thế bạn có thể áp dụng những kinh nghiệm được đúc kết ở đây để gieo trồng ra trái năng suất nhất.
Bước 1: Ngâm hạt dưa lưới
Đầu tiên bạn ngâm hạt trong nước ấm khoảng 4-5 tiếng, sau đó mang hạt đi ủ 1 ngày ở khăn ẩm để hạt nứt nanh.
Bước 2: Tiến hành gieo hạt
Bạn tiến hành gieo hạt vào bầu ươm rồi phủ một lớp đất mỏng lên trên, sau đó tưới ẩm đất để cây phát triển. Để tạo điều kiện cho cây sinh trưởng mạnh hơn thì bạn nên dùng đất trộn với phân trùn quế. Sau 2 ngày ươm hạt thì cây bắt đầu nảy mầm thì lúc này bạn chỉ cần tưới nước vừa đủ để cây tiếp tục phát triển là được. Sau khoảng 10 ngày, cây bắt đầu ra lá thật. Nhưng một số lưu ý trong quy trình trồng trọt đó là: tại thời điểm gieo hạt thì bạn nên để bầu đất ở nơi thoáng mát, đồng thời tưới một lượng nước vừa phải, không tưới quá nhiều nước sẽ làm hạt bị úng. Khi cây ra lá thật bạn mang đi trồng vào thùng xốp hoặc vùng đất chuyên dụng. Với thùng hoặc chậu trồng dưa lưới phải có lỗ thoát nước và phải được kê cao cách mặt đất ít nhất 5cm.
Bước 3: Trồng cây con
Khi cây dưa lưới ra lá chính thì bạn đem trồng ra chậu nhưng cần lưu ý, chọn chậu hoặc tạo hố sâu, nhấc nhẹ cây dưa rồi đặt vào. Đôn chặt gốc, phủ rơm rạ, gỗ mùn, cỏ khô xung quanh để giữ ẩm cho cây. Các chuyên gia cũng khuyến cáo, bạn nên trông cây vào buổi chiều mát, ngày tưới nước 2 lần, tại tuần đầu bạn nên che chắn cho cây cẩn thận để cây có đủ sức khỏe phát triển.
Áp dụng đúng quy trình kĩ thuật chăm sóc sẽ đem lại những trái dưa lưới thơm ngon
Bước 4: Chăm sóc dưa lưới
Đất trồng rất quan trọng, chúng là nhân tố chính giúp cây sinh trưởng và phát triển tốt, do đó đất trông cây phải được giữ ẩm và làm tơi xốp. Đồng thời, bổ sung thêm phân để cây không bị còi cọc, ra quả nhiều hơn và trái ngọt hơn. Khi cây ra được khoảng 25 lá thì tiến hành bấm ngọn để cây tập trung dưỡng chất để nuôi hoa và quả. Khi cây bắt đầu ra được 4-5 lá thì bạn cần làm giàn cho cây leo, nên nhớ giàn phải đủ chắc và vì dưa lưới khá nặng nên bạn không để cây đậu quá nhiều quả, chỉ nên giữ lại 3-4 quả để cây tập trung nuôi dưỡng.
Bước 5: Bón phân
Các chuyên gia tư vấn Nông nghiệp Việt Nam cũng khuyến cáo khi dưa lưới được 4-5 lá bạn cần bón thêm kali, đạm, phủ xơ dừa để giữ ẩm và tránh xói mòn đất. Tính từ ngày cây ra quả, bạn cần tưới phân NPK hàng tuần, bón thêm đạm và kali trước khi thu hoạch15 ngày.
Bước 6: Thu hoạch dưa lưới
Sau khoảng 3 tháng trồng thì dưa lưới bắt đầu có màu trắng ngà hoặc vàng, gân lưới xuất hiện rõ là lúc bạn đã có thể thu hoạch.
Cách trồng và chăm bón dưa lưới không hề khó, vì vậy bạn có thể tận dụng sân vườn, thậm chí là sân thượng để có những quả dưa ngon, ngon, an toàn cho cả nhà.
Nguồn: nongnghiepvietnam.edu.vn