Bưởi da xanh là loại quả ăn rất ngon nên được nhiều người trồng tại vườn và ăn hàng ngày để bổ sung dưỡng chất và vitamin cho cơ thể.
Nội dung
- Kỹ thuật trồng và chăm sóc hoa đỗ quyên ngày Tết
- Hướng dẫn cách trồng rau hữu cơ tại nhà đơn giản nhất
- Kỹ thuật trồng và chăm sóc ớt giúp người nông dân làm giàu hiệu quả
Kỹ thuật trồng bưởi da xanh cho năng suất cao
Trong Y học cổ truyền quả bưởi xanh có rất nhiều chất dinh dưỡng quý có khả năng phòng ngừa bệnh hiệu quả, tuy nhiên nếu kỹ thuật trồng bưởi không đúng cách có thể làm giảm đi chất lượng của quả bưởi.
Kỹ thuật trồng bưởi da xanh
Giống trồng
Nên chọn một loại giống duy nhất là bưởi da xanh, không trồng xen kẽ với các loại cây khác để tránh thụ phấn chéo. Nên trồng bưởi chiết, vì rễ ăn ngang mau ra trái, bảo đảm chất lượng. Cây bưởi chiết có tuổi thọ khá cao.
Thời vụ trồng
Bưởi da xanh trồng được quanh năm nhưng nên trồng vào đầu mùa mưa để tiết kiệm công tưới, thời điểm thích hợp vào tháng 6 dương lịch hàng năm. Cũng có thể trồng vào cuối mùa mưa nếu có đủ điều kiện tưới.
Chuẩn bị mô trồng và cách trồng
Theo các chuyên gia nông nghiệp Việt Nam đất trồng bưởi thường là đất mặt ruộng hoặc đất bãi bồi ven sông phơi khô. Mặt mô nên cao 60cm, đường kính 80 cm. Đắp mô trước khi trồng 4 tuần, trộn đều đất đắp mô với 10 kg phân hữu cơ. Khi trồng, đào lỗ ở giữa mô và bón vào đáy lỗ 200g phân DAP, phủ lên trên một lớp đất mỏng. Dùng dao cắt đáy bầu và đặt cây xuống giữa lỗ làm thế nào để mặt bầu cây nhô cao khoảng 3cm so với mặt mô, sau đó lấp đất xung quanh bầu cây, Sau khi trồng cần cắm cọc giữ chặt cây con. Đối với cây chiết nên đặt cây nằm nghiêng một góc khoảng 45 độ để cây dễ phát triển cành và tán về sau.
Tưới nước
Bưởi cần tưới nước đầy đủ nhất là giai đoạn cây con và ra hoa đậu trái. Mùa nắng nên thường xuyên tưới nước cho bưởi. Vào mùa mưa, cần tiêu nước vào các tháng mưa nhiều, tránh ngập úng cây có thể chết.
Tỉa cành
Hàng năm, sau khi thu hoạch cần phải loại bỏ những cành đã mang trái, cành sâu bệnh, cành ốm yếu, cành nằm bên trong tán không có khả năng mang trái, các cành đang chéo nhau, đồng thời cũng cần loại bỏ các cành vượt trong lúc đang mang trái.
Bón phân
Theo các chuyên gia tư vấn nông nghiệp cần phân tích chất đất để có chế độ bón phân thích hợp. Sử dụng phân hữu cơ kết hợp vô cơ, bón gốc kết hợp bón lá theo từng giai đoạn phát triển của cây.
Bón phân hữu cơ cho bưởi da xanh
Phân hữu cơ: Xu hướng canh tác tiên tiến hiện nay là sử dụng càng nhiều phân hữu cơ càng tốt. Liều lượng 15-30 kg/năm/cây, giúp tăng tuổi thọ cho cây. Cách ủ phân hữu cơ đơn giản: trên thị trường đã có các loại phân phân hủy, có thể trộn thêm lân và phân đạm làm thức ăn cho vi sinh vật. Có thể ủ với nấm đối kháng sau 8 tuần. Sử dụng phân này bón cho bưởi rất tốt.
Phân vô cơ: thường sử dụng là DAP rải xa gốc hoặc NPK phun lên lá.
Bón đạm giúp cây bưởi phát triển nhanh, đâm chồi, thiếu đạm cây bưởi còi cọc, ốm yếu, đạm phù hợp cây bưởi trong giai đoạn tăng trưởng..
Kích thích ra hoa, đậu trái
Bưởi da xanh trái quanh năm, do đó để có nhiều sản phẩm vào những lúc giá cao nên kích thích ra hoa, đậu trái từ 7- 8 tháng trước ngày thu hoạch, nhưng nếu lưu trái nhiều quá sẽ làm cây bị yếu.
Bao trái
Quả bưởi cũng cần phải bao trái sớm. Khi quả bưởi to bằng quả trứng vịt dùng túi nilon có đường kính 20 cm, dài 60cm, thủng hai đầu để bao quả. Dùng túi nylon bao chùm trái từ phần cuống theo hướng thẳng xuống, dùng dây buộc giữ túi vừa chặt, giúp ngăn các loại côn trùng, sâu và ruồi làm hại trái.
Khi quả được bao bằng túi nilon màu trắng trong, chất diệp lục ở vỏ quả vẫn hấp thu được ánh sáng và quang hợp bình thường như những quả để tự nhiên, do vậy màu sắc của quả không thay đổi từ nhỏ tới chín, đảm bảo màu sắc hấp dẫn tự nhiên.
Việc trồng trọt bưởi để mang lại năng suất cao không hề khó, bà con nông dân chỉ cần tuân thủ đúng kỹ thuật trồng bưởi da xanh như đúng hưỡng dẫn ở trên, đảm bảo sẽ có bưởi thu hoặc quanh năm.
Nguồn: nongnghiepvietnam.edu.vn