Những năm gần đây, mướp đắng đã đem lại giá trị kinh tế cao cho bà con nông dân nhưng để để giống cây này đạt năng suất hơn nữa thì bạn nên áp dụng đúng quy trình chăm sóc của chuyên gia Nông nghiệp Việt Nam.
Nội dung
- Kỹ thuật trồng và chăm sóc hoa đỗ quyên ngày Tết
- Hướng dẫn cách trồng rau hữu cơ tại nhà đơn giản nhất
- Kỹ thuật trồng và chăm sóc ớt giúp người nông dân làm giàu hiệu quả
Theo các Y sỹ Y học cổ truyền, trong quả mướp đắng có chứa rất nhiều viatmin, khoáng chất và có chứa chất chống oxy hóa cao rất tốt cho sức khỏe và có thể chữa trị được nhiều bệnh lý. Mấy năm gần đây, giá trị kinh tế của mướp đắng đang được “tôn vinh” vì những năng suất tuyệt vời của nó. Nhưng quy trình trồng và chăm sóc cây mướp đắng khá đơn giản, đặc biệt bạn có thể trồng quanh năm, gối vụ.
Mướp đắng đem lại giá trị kinh tế cao cho bà con nông dân
Kĩ thuật trồng và chăm sóc mướp đắng giúp bà con nông dân hái ra tiền
Để đem lại năng suất trồng trọt cao cho cây mướp đắng thì các khâu hạt giống, chọn đất và chăm sóc đều cần chuẩn bị kĩ lưỡng.
Chuẩn bị hạt giống
Có rất nhiều loại hạt giống cho bà con nông dân lựa chọn những giống đem lại năng suất cao phổ biến là loại giống TH12, khổ qua xiêm và giống lai F1. Bạn có thể mua hạt tại các cửa hàng nông sản uy tín để hạt giống được đảm bảo chất lượng.
Chọn đất trồng và phân bón
Cây mướp đắng là cây dễ sống có thể sinh trưởng và phát triển tốt ở nhiều vùng đất nhưng cũng cần đảm bảo có độ tơi xốp, thoáng khi và nhiều ánh sáng. Sau khi chọn đất trồng phù hợp thì bà con nông dân tiến hành bón lót với vôi bột, đổng thời, bón thêm phân chuồng hoai ở giữa tim hàng theo chiều dài ruộng, tim hàng này cách tim hàng kia là 1.2m.
Tiến hành gieo hạt
Theo các chuyên gia Nông nghiệp Việt Nam, trước khi gieo hạt bà con nông dân nên ngâm hạt vào nước ấm và ngâm hạt trong vòng 6 giờ, sau khi ngâm hạt xong thì vớt hạt ra rồi bỏ vào trong 1 chiếc khăn. Đồng thời, đem khăn ủ ấm hạt trong khoảng 24h, khi thấy hạt nảy mầm thì bạn có thể mang hạt đi gieo.
Tiến hành gieo hạt trực tiếp xuống đất sâu khoảng 0,2cm và đặt hạt đứng sao cho đầu nứt nanh xuống dưới. Gieo hạt xong, bạn phủ 1lớp rơm mỏng hoặc một lớp tro thực vật hay phân chuồng hoai để che phủ kín hạt.
Sau 5-7 ngày cây bắt đầu mọc lá thật, lúc này bà con nông dân có thể nhổ cây đem trồng ở vị trí khác thích hợp hơn.
Quy trình trồng và chăm sóc cây mướp đắng vô cùng đơn giản
Trồng và chăm sóc cây con
Trước khi trồng cây con, bạn cần tiến hành xới lỗ cho đất xốp, sau đó mỗi lỗ đặt 1 cây con, phủ lớp đất mỏng trên bầu cây, vun đất xong thì trộn thuốc Vibasu xung quanh gốc chống sâu cắn phá cây con. Tưới nhẹ cây con trong 3 ngày đầu sau khi trồng, bà con nông dân nên thường xuyên thăm và kiểm tra cỏ dại và sâu bệnh cho cây vì cây còn nhỏ rất dễ bị sâu bệnh cắn phá.
Cắm cọc và giăng dây làm giàn
Sau khi cây được khoảng từ 15 đến 20 ngày tuổi, bạn nên làm giàn cho cây để cho cây leo lên trên giàn và để chúng đâm hoa, tạo quả. Bà con nông dân có thể tiến hành làm giàn như sau:
Làm giàn đứng bằng các cọc tre, nứa cắm đối nhau, khoảng cách giữa hai cọc là 3m, giàn được giăng bằng lưới nilon hoặc chà tre cao khoảng 2 – 2,5m. Các chuyên gia tư vấn Nông nghiệp có chia sẻ: Cây mướp đắng nếu được leo cao thì năng suất quả thu lại càng lớn. Dó đó bà con nông dân nên đầu tư lưới thưa bằng dây gân và phủ hết giàn trên và giàn ngang để cây mướp đắng có thể lan rộng và ra nhiều trái.
Tiến hành bón phân
Để bổ sung đủ dưỡng chất cho cây trồng, bà con nông dân cần tiến hành bón phân Urê tuần\lần. Nếu thấy cây phát triển chậm có thể dùng thêm phân bón lá vi sinh kích thích ra hoa đậu trái theo sự hướng dẫn của chuyên gia bán thuốc thực vật.
Khi cây có 3 – 4 lá thật thì cần phun thuốcHVP 401.N. 7 ngày phun lập lại 1 lần để giúp cây phát triển tốt thân, lá và rễ. Đến trước khi cây bắt đầu ra hoa rộ thì ngưng phun thuốc lại.
Cây mướp đắng càng được leo cao thì năng suất càng lớn
Phòng diệt trừ sâu bệnh
Cây mướp đắng cũng rất dễ mắc bệnh, do đó bà con nông dân cần chú ý để có phương pháp diệt trừ tốt nhất bảo vệ cây trồng. Một số loại bệnh phổ biến như:
- Nhện đỏ: Tiến hành phun thuốc Cofidor 100Sl, liều lượng 20ml/bình 17 lít
- Bọ rùa vàng:Tiến hành phun thuốc Hopsan 50EC, Sherpa, Polytrin
- Bệnh lở cổ rể: phun thuốc Monceren 25WP liều lượng 50g/bình 17 lít hoặc Rovral 50WP liều lượng 50g/bình 17 lít, Ridomil MZWP
- Bệnh chết cây con: Phun thuốc Monceren, Rovral, Ridomil
Các loại bệnh phổ biến này, bà con nông dân cần sớm có phương pháp diệt trừ phổ biến để cây đem lại năng suất cao.
Thu hoạch
Sau khi gieo được 36-38 ngày thì cây mướp đắng bắt đầu cho thu hoạch, cứ cách 1 ngày thu họach 1 lần, thời gian thu hoạch kéo dài 2 tháng, trung bình mỗi cây cho thu khoảng 3-4 kg. Bà con nông dân cũng lưu ý nên thu đúng thời kỳ chín thương phẩm để đạt hiệu quả năng suất và chất lượng.
Hi vọng bài viết trên đây có thể giúp mọi người hiểu được giá trị dinh dưỡng và có kĩ thuật trồng và chăm sóc cây mướp đắng để đem lại hiệu quả kinh tế cao cho bà con nông dân.
Nguồn: nongnghiepvietnam.edu.vn