Nếu có điều kiện bạn có thể trồng các cây thuốc nam ngay tại nhà đạt hiệu quả tốt và an toàn nếu có hiểu biết về kỹ thuật trồng và chăm sóc.
Nội dung
- Sử dụng trứng thay phân bón hóa học để cây phát triển tốt hơn
- Cách trồng và chăm sóc cà rốt đem lại hiệu quả kinh tế cao
- Kĩ thuật trồng và chăm sóc thanh long trong chậu sai trĩu quả
Hướng dẫn kỹ thuật trồng và chăm sóc cây thuốc nam hiệu quả và an toàn
Nhiều người có mong muốn trồng các cây thuốc có lợi cho sức khỏe ngay tại nhà để không phải tất bật tìm kiếm những cây thuốc ấy mỗi khi cần hoặc có thể trồng cây thuốc với mục đích kinh doanh. Chỉ cần bạn có một chút hiểu biết về kỹ thuật trồng và chăm sóc thì bạn có thể thực hiện được mong muốn của mình.
Các kiến thức cần nắm rõ về trồng cây thuốc
– Chọn lập địa trồng
+ Kiểu 1: Có thực vật thân gỗ che phủ, đất còn tính chất đất rừng, tầng đất sâu ẩm.
Có thể trồng các loại cây: dược liệu, đặc biệt là các loại cây có khả năng chịu bóng tuổi nhỏ.
+ Kiểu 2: Có cây bụi, gỗ nhỏ che phủ, đất còn mang tính chất đất rừng, tầng đất trung bình, hơi khô.
Các loại cây thích hợp để trồng: các cây thuốc nam có thân bò, cần phải có cây khác để bám.
– Chọn phương thức trồng
Tùy theo địa hình và môi trường trồng, chúng ta có thể trồng các cây thuốc nam dưới tán các cây có bóng che mát, hoặc làm giàn cho các cây thuốc nam cần chỗ để bám,…
– Chọn mật độ trồng
Theo tư vấn của Bác sĩ Nguyễn Thanh Hậu đang dạy Trung cấp ngành Y học cổ truyền, tùy theo diện tích đất trồng và mục đích trồng cây thuốc nam của người trồng, chúng ta có các mật độ trồng sau:
+ Mật độ thấp: Dưới 1.000 cây/ha; Chủ yếu của cây dược liệu quý hiếm, nguồn giống khó khăn và cho thu hoạch lâu năm (như cây Nhàu,…).
+ Mật độ trung bình: 1.000 – 2.500 cây/ha; Áp dụng cho cây dược liệu thân, lá (Chóc máu,…).
+ Mật độ cao: Trên 2.500 cây/ha (thậm chí trên 5.000 cây/ha như loài Củ Dòm, Sa nhân); Áp dụng cho cây dược liệu lấy củ, rễ, thường mọc thành cụm, khóm.
Mật độ trồng cây thuốc
– Bón lót
Cần phải chăm bón đầy đủ có thể sử dụng phân chuồng hoai (hoặc Phân hữu cơ sinh học), NPK; nên áp dụng cho tất cả các loại cây khi điều kiện cho phép.
Lượng phân bón thông thường: 2-5kg phân chuồng hoai (hoặc 0,5kg phân hữu cơ sinh học) + 30-50g NPK (hoặc 15g Supe lân).
– Thời vụ trồng
+ Miền Bắc: Có thể trồng 2 vụ chính: vụ Xuân (tháng 2-4) và vụ Thu (tháng 7-9).
+ Miền Trung: Vụ Thu Đông (tháng 9 đến tháng 12); vùng núi và nơi có lập địa thích hợp có thể trồng thêm vụ Xuân (từ tháng 1-3).
+ Miền Nam: Trồng vào đầu mùa mưa (từ tháng 6 đến tháng 10).
Các kỹ thuật trồng cây thuốc
Bạn Trần Công Huy hiện đang là sinh viên ngành Dược của Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur tại Tp.HCM, với truyền thống gia đình có kinh nghiệm lâu năm trong việc trồng các cây thuốc chia sẻ kỹ thuật trồng cây thuốc hiệu quả như sau:
– Trồng cây con có bầu: Trộn đều phân và đất trong hố; rạch và xé bỏ vỏ bầu. Đặt cây ngay ngắn, dùng tay gạt và nén đất chặt ít nhất là 1/2 phần dưới bầu, dùng cuốc cào vun đất và dùng chân dẫm đất xung quanh gần sát với thành bầu, tiếp tục sửa thế cây và vun đất cao hơn mặt bầu độ 2-3cm.
Có thể tưới nước ngay sau khi trồng, nếu thời tiết xuất hiện khô hạn hay nắng nóng đột ngột trong thời vụ trồng, cần phải tiếp tục tưới nước thời gian đầu cho tới cây có thể thích nghi với điều kiện thời tiết hoặc đến khi thời tiết thuận lợi.
– Trồng cây con rễ trần: Trộn đất và phân trong hố, moi một lỗ phù hợp với kích thước của bộ rễ và có phần sâu hơn. Đặt cây vào lỗ, gạt đất và nén nhẹ cho đến khi đất lấp đầy miệng hố, dùng tay kéo nhẹ cây lên một chút cho rễ duỗi thẳng và cổ rễ hơi thấp hơn mép hố, dùng chân dẫm chặt đất sát xung quanh gốc cây, vun đất vừa đủ so với mặt đất. Nên dùng rơm rạ, cỏ khô hay lá cây che phủ quanh gốc cây rồi tưới đẫm cho cây vừa trồng. Có thể cắm thêm rào bảo vệ và chống gió lay.
Chú ý: Chọn thời tiết trồng cây phù hợp (râm mát, mưa nhỏ, đất đủ ẩm) mới đem cây ra trồng. Cắt bỏ bớt lá, cành bên và rễ cọc nếu dài.
Cách chăm sóc cây thuốc nam
Cách chăm sóc cây
Theo kinh nghiệm của Nông nghiệp Việt Nam, đã có nhiều thành công trong lĩnh vực trồng cây ăn quả thì việc chăm sóc các cây thuốc nên tiến hành theo từng năm để đạt được hiệu quả tốt nhất. Cụ thể:
– Năm thứ 1: Chăm sóc 2-3 lần.
Cần phải trồng dặm lại những cây bị chết, phát dọn thực bì cạnh tranh, làm cỏ, xới đất quanh gốc 40-45cm, vun gốc, sửa thế cây, bón thúc, phòng chống gia súc và sâu bệnh gây hại.
– Năm thứ 2: Chăm sóc 3-4 lần.
Tiến hành phát dọn thực bì, làm cỏ, xăm xới đất quanh gốc 50-70cm, vun gốc, sửa thế cây, tạo tán, bón thúc, diệt trừ sâu hại.
– Năm thứ 3: Chăm sóc 3- 4 lần.
Thực hiện phát dọn thực bì cạnh tranh, làm cỏ, xới đất quanh gốc 70-100cm, vun gốc, diệt trừ sâu hại.
– Các năm tiếp theo: Tiếp tục chăm sóc, nhất là sau khi thu hoạch.
Nguồn: nongnghiepvietnam.edu.vn