Ớt ngũ sắc thu hút bởi vẻ đẹp rực rỡ với nhiều màu nổi bật. Không chỉ là gia vị phổ biến, ớt ngũ sắc còn chứa nhiều giá trị dinh dưỡng tốt cho sức khỏe.
Nội dung
- Kỹ thuật trồng nấm rơm ngoài trời vốn ít – siêu lợi nhuận
- Những ảnh hướng lớn của phân bón đối với cây trồng
- Phương pháp phòng trừ bệnh nấm Phytophthora hiệu quả trên cây sầu riêng
Hướng dẫn cách trồng ớt ngũ sắc tại nhà đơn giản, hiệu quả
Bên cạnh giá trị kinh tế, ớt ngũ sắc còn được nhiều người yêu thích trồng trong nhà vì ý nghĩa phong thủy đặc biệt, giúp gia chủ tài lộc dồi dào. Kỹ thuật trồng ớt ngũ sắc không hề khó, với những bước đơn giản sau, bạn có thể tự trồng ớt ngũ sắc ngay tại nhà để tăng thêm giá trị cho ngôi nhà của mình.
Kỹ thuật trồng ớt ngũ sắc đơn giản tại nhà
Hạt giống: Bạn có thể tìm mua các hạt giống, cây giống ớt nhiều màu với giá giao động từ 35.000 – 40.000 đ/gói. Hoặc nếu bạn cũng có thể chọn trồng nhiều loại ớt khác nhau nữa để làm gia vị như ớt chuông, ớt chỉ thiên, ớt sừng…Ngâm hạt giống trong nước khoảng 50 độ C (2 sôi 3 lạnh) trong 2-8 tiếng để kích thích độ nảy mầm
Chọn đất: Chọn loại đất cát pha, đất phù xa hay đất trồng lúa đều được, lưu ý rằng đất phải thông thoáng, tơi xốp và giàu hữu cơ. Nên phơi khô đất trước khi trồng và bón lượng vừa phải vôi bột và phân NPK.
Bón phân: Bạn có thể bón phân làm ba đợt, một đợt trước khi trồng và một bón sau khi trồng được 20-25 ngày và cuối cùng là khi đậu trái tiếp tục bón một lần nữa.
Kỹ thuật trồng ớt ngũ sắc đơn giản tại nhà
Gieo hạt: Có thể dùng các chậu nhựa, chậu xứ mua ngoài tiệm sau đó cho đất vào, tưới nước cho nước đủ độ ẩm rồi gieo 5-6 hạt mỗi chậu. Lưu ý nên đục lỗ dưới đáy để đất thoát nước, hàng ngày nên tưới đủ nước để hạt nhanh nảy mầm và phát triển.
Ánh sáng: Ớt ngũ sắc là loại cây có tính ưa sáng, do đó bạn hãy trồng ớt ở nơi có nắng tốt để đảm bảo sự sinh trưởng phát triển tốt nhất.
Tỉa nhánh: Khi cây đã phát triển cao từ 10 – 15cm thì bạn chọn những cây khỏe mạnh nhất, mỗi chậu chỉ nên để từ 1-2 cây. Khi cây ớt phát triển cao khoảng 20cm thì bạn tiến hành tỉa nhánh cắt bỏ các cành, lá dưới điểm phân cành để cây ớt ngũ sắc phân tán rộng và gốc được thông thoáng.
Phòng trừ sâu bệnh: Bạn nên thường xuyên quan sát sự phát triển của để kịp thời phát hiện sâu bệnh, nếu cây có các biểu hiện như sâu ăn lá, héo úa, quả tróc, khô thì cần có biện pháp dùng thuốc BVTV, phân bón để xử lý kịp thời.
Ớt ngũ sắc
Kỹ thuật thu hoạch ớt ngũ sắc
Tuổi thọ của ớt ngũ sắc khoảng một năm, thường cao khoảng 30 – 50cm và sau khi trồng 50 – 70 ngày khi trái chuyển màu là có thể thu hoạch.
Trên đây là toàn bộ hướng dẫn cách trồng ớt ngũ sắc tại nhà một cách đơn giản. Chúc bạn thành công!
Nguồn: Nongnghiepvietnam.edu.vn