Kỹ thuật trồng nấm rơm ngoài trời là cách trồng nấm kiểu mới có nhiều ưu điểm được nhiều bà con áp dụng và mang lại hiệu quả năng suất cao.
Nội dung
- Những thách thức lớn trong ngành chăn nuôi Việt Nam
- Những loại cây trồng nhanh được thu hoạch đem đến giá trị năng xuất cao
- Trồng đu đủ nghiêng mang đến năng xuất cây trồng vượt trội
Làm giàu bằng nấm rơm hiệu quả
Ưu điểm của kỹ thuật trồng nấm rơm ngoài trời
Kỹ thuật trồng nấm rơm ngoài trời hay còn gọi là trồng nấm rơm không, đây là phương pháp trồng nấm ngoài trời thay vì trong nhà kín, tận dụng mọi bề mặt có thể ngay cả các góc trong vườn để trồng nấm mang lại giá trị kinh tế cao, cùng nhà nông làm giàu hiệu quả.
Các ưu điểm của kỹ thuật trồng nấm rơm ngoài trời bao gồm:
- Cách thực hiện đơn giản, ít tốn nhân công chăm sóc.
- Có thể thực hiện trên diện tích lớn, tận dụng được diện tích tối đa, trồng được cả dưới tán cây trong vườn nhà.
- Sau khi thu hoạch nấm có thể tận dụng phụ phẩm làm lượng phân hữu cơ cho cây trồng.
- Tăng chiều dài mô nấm nhờ không cần đậy rơm.
- Nấm phát triển ít bị dợp.
Kỹ thuật trồng nấm ngoài trời
Địa điểm
Để áp dụng kỹ thuật trồng nấm rơm kiểu mới này, bà con nên chọn những khoảng đất thoáng mát, đủ ánh mặt trời, khả năng thoát nước tốt. Tùy thuộc vào quy mô nấm mà bà con có thể áng chừng diện tích đất, thông thường cứ 100 công rơm cần khoảng 1.500m2 là đủ.
Ủ và chọn rơm
- Chọn rơm: Không chọn rơm bị mục nát, cháy rầy.
- Ủ rơm: Kích thức mô ủ có chiều ngang 2m, chiều cao 1,5m, chiều dài phụ thuộc vào số lượng rơm. Bà con có thể chất đất thành từng lớp cao khoảng 2 – 3 tất tưới nước cho đất ẩm, sau đó tiếp tục chất đất đến khi có chiều cao 1,5m. Sau 7 ngày ủ rơm thì tiến hành đảo rơm cho chín đều.
Chọn meo giống
- Chọn những meo giống có tơ mọc thẳng, nhánh tơ phân đều khắp, màu trắng hình lông chim.
- Tơ đóng với mật độ dày, ngửi có mùi nấm rơm.
- Không chọn những bịt meo đã bị nhiễm mốc xanh, mốc đen, vàng cam.
- Đáy bịt meo có dấu hiệu ướt nhão, khi ngửi có mùi chua.
- Khi bẻ meo bà con chú ý nên bẻ nhẹ nhàng, không vò mạch sẽ khiến tơ bị dập và ảnh hưởng tới sự phát triển của meo.
Chất mô nấm
Theo kỹ thuật trồng nấm rơm ngoài trời, công đoạn chất mô nấm được tiến hành sau khi rơm ủ đã chín. Bà con thực hiện như sau:
- Loại bỏ lớp rơm bên ngoài, lấy ra cuộn tròn bên trong.
- Bịt gọn hai đầu như hình chiếc gối.
- Đường kính một cuộn rơm khoảng 2 -3 tất.
- Chất các cuộn rơm thành giồng nối tiếp rồi ém rơm xung quanh.
- Thực hiện tưới nước, rải meo rồi đậy lên trên một lớp rơm mỏng 0,5 phân. Nếu thời tiết nông vụ trời mưa, bà con nên dựng đứng lọn rơm để việc thoát nước dễ dàng hơn.
Kỹ thuật trồng nấm rơm ngoài trời hiệu quả
Kỹ thuật chăm sóc nấm rơm ngoài trời
- Tưới nước đều đặn ngày 1 lần cho nấm bằng máy bơm, bình tưới có vòi sen hoặc moter. Bà con chú ý nếu tưới thừa giồng sẽ tự điều chỉnh bằng cách bốc hơi nước. Trong trường hợp tưới không đủ nước nấm sẽ mọc sâu vào giồng.
- Dùng thuốc dưỡng nấm HVP với liều dùng: 3 lít/1.000 mét mô tưới vào 3 giai đoạn: trước rải meo, 5 ngày sau rải meo và 9 -10 ngày trước khi có nấm.
- Phun thuốc kích thích HQ 201, Atonik vào thời điểm nấm trứng cá để thúc đẩy nấm phát triển nhanh.
- Nêu dùng những loại thuốc nhanh phân thủy, phun thuốc Sumithion để phun trước khi rải meo và thuốc trừ mạc.
Thu hoạch nấm
- Tiến hành thu hoạch sau 10 -13 ngày sau khi chất mô.
- Nên tiến hành thu hoạch nấm 2 lần trong ngày vào buổi sáng sớm và chiều mát.
- Bà con cần lưu ý khi thu hoạch nấm ngoài trời vì nấm có màu đen nên dễ để sót.
- Theo các chuyên gia tư vấn nông nghiệp, trung bình năng suất nấm đạt bình quân từ 1,8 – 2kg/m mô nấm, nếu bà con ủ rơm được chín đều và chăm sóc nấm đúng kỹ thuật sẽ đạt năng suất cao hơn.
Trên đây là những hướng dẫn kỹ thuật trồng nấm rơm ngoài trời bà con có thể tham khảo để làm giàu từ loại cây “nhỏ nhưng có võ” , mang lại giá trị kinh tế cao này.
Nguồn: Nongnghiepvietnam.edu.vn