Trước sự thay đổi khí hậu lúc giao mùa gây nhiều loại bệnh dịch nguy hiểm, bà con cần biết cách phòng chống dịch bệnh để đảm bảo sức khỏe cho vật nuôi.
Nội dung
- Tháng 6 nên trồng rau gì nhanh cho thu hoạch?
- Kỹ thuật trồng bầu cho năng suất cao.
- Ưu điểm của giống lúa chất lượng Đại dương 2
Cần đảm bảo vệ sinh chuồng trại một cách đảm bảo nhất
Thường xuyên kiểm tra cải tạo chuồng
Theo các chuyên gia tư vấn nông nghiệp khuyến cáo, bà con nên thường xuyên chú ý đến vấn đề chuồng trại, chuồng cần đảm bảo tiêu chuẩn ấm vào mùa đông, thoáng mát vào mùa hè. Đối với lợn, gà, vịt, trâu, bò chưa có khả năng điều tiết thân nhiệt nên nơi ở cần phải được che chắn, ủ ấm bằng rơm rạ, mái che, áo mưa cẩn thận, bên cạnh đó nên treo bóng đèn có những công suất khác nhau để đảm bảo đủ độ ấm cho đàn gia cầm.
Với những nơi chuồng nuôi có khả năng bị ngập úng kéo dài, mùa mưa cần chủ động tìm nơi cao ráo để đưa gia súc, gia cầm lên cao. Có thể dùng các vật liệu như gỗ, che, nứa để nâng cao nền chuồng, nâng cao một khu nhốt riêng để chủ động nhốt gia súc, gia cầm khi có ngập úng. Bên cạnh đó mỗi chuồng nuôi cần có hệ thống xử lý chất thải, tránh để phân chất đống trong chuồng, dễ sinh ra các mầm bệnh và ổ dịch.
Tăng cường chăm sóc nuôi dưỡng
Các chuyên gia Nông nghiệp Việt Nam cho rằng, nên chú ý đến chế độ ăn hàng ngày của vật nuôi, cần bổ sung nhiều thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao để làm tăng sức đề kháng giúp chống lại bệnh tật. Cần cho vật nuôi ăn thức ăn mới, xanh, những thức ăn thừa của bữa trước không nên để đến bữa sau, tránh trường hợp vật nuôi bị tiêu chảy, nguồn nước cũng cần được đảm bảo, tránh sử dụng nước ở ao hồ cống rãnh.
Với vật nuôi đang trong thời gian mang thai, nuôi con, cần bổ sung vào thức ăn các loại khoáng chất, vitamin, chất điện giải để nâng cao sức đề kháng cho con vật. Với bò sữa cần thực hiện tốt quy trình khai thác sữa để hạn chế bệnh viêm vú, các bệnh về sinh sản rất hay gặp khi thời tiết bất lợi.
Đối với từng loại vật nuôi cần có những phòng bệnh khác nhau
Chủ động phòng bệnh cho vật nuôi
Thông thường, nguy cơ bùng phát dịch bệnh ở vật nuôi thường rơi vào thời điểm giao mùa hay sau mùa mưa bão, lúc này môi trường và không khí rất dễ ẩm thấp chúng mang đến nhiều dịch bệnh cho con nuôi. Bà con cần chủ động theo dõi thời tiết để phun thuốc phòng dịch cũng như khử trùng quanh chuồng, cho vật nuôi uống thuốc trợ lực, men tiêu hóa để chúng có sức đề kháng tốt với môi trường bên ngoài, đối với trâu bò cần phải tiêm thuốc sát ký sinh trùng đường máu để đảm bảo. Những dụng cụ hàng ngày tiếp xúc với vật nuôi phải làm sạch thường xuyên.
Vấn đề chăm sóc và phòng bệnh cho vật nuôi đang là chủ đề được khá nhiều bà con quan tâm trong chuyện nhà nông, tránh cho đàn gia súc, gia cầm bị bệnh ảnh hưởng đến kinh tế của gia đình. Để đảm bảo tốt, người chăn nuôi cần thực hiện tốt và đồng bộ các giải pháp trên để đảm bảo sức khỏe cho vật nuôi nhà mình khi thời tiết có sự thay đổi.
Nguyễn An – nongnghiepvietnam.edu.vn