Với những người chăn nuôi gà theo hình thức quy mô lớn, các bạn cần lưu ý những bệnh thường gặp của vật nuôi này.
Nội dung
- Mô hình chăn nuôi dê mới giúp thu nhập trăm triệu đồng mỗi năm
- Nuôi giống gà khổng lồ nặng 20kg mang lại giá trị kinh tế cao
- Những loại cây trồng nhanh được thu hoạch đem đến giá trị năng xuất cao
Chăn nuôi gà
Chăn nuôi gà là hình thức chăn nuôi được rất nhiều hộ gia đình áp dụng để phát triển kinh tế hiện nay, để giống vật nuôi này phát triển cho năng suất cao bà con nông dân nên chú ý phòng bệnh trong quá trình chăn nuôi.
Chăn nuôi gà với quy mô lớn, bà con nông dân nên chú ý các bệnh thường gặp ở giống vật nuôi này
Bệnh tụ huyết trùng: Biểu hiện của bệnh này đó là thấy gà thở khò khè, giống như bị sổ mũi và phát thành tiếng mà mà bạn có thể nghe thấy thường xuyên. Đây là bệnh truyền nhiễm, vì vậy khi phát hiện gà bị bệnh cần cách ly ngay cả đàn. Đối với bệnh tụ huyết trùng, phòng là biện pháp tích cực, hiệu quả nhất. Tiêm phòng định kỳ liều kháng sinh nhẹ: Furazolidon 300 g/tấn thức ăn hoặc Tetracilin 250 g/tấn thức ăn, liên tục cho ăn trong 5 ngày.
Bệnh cầu trùng: Tư vấn nông nghiệp cho biết, đây là bệnh thường gặp ở gà, gà bị bệnh cầu trùng có khả năng chết cao. Biểu hiện của bệnh này bạn có thể dễ dàng nhận ra đó là: đi lại loạng choạng, Gà mắc bệnh có thể chết ngay sau 2 đến 1 tuần.
Bệnh khô chân ở gà: Đây là bệnh phổ biến ở cả gà lớn và gà con. Triệu chứng của bệnh đó là gà bỏ ăn, gầy gò, chân co quắt lại, sau một thời gian chúng đứng hoặc nằm im một chỗ, mắt nhắm nghiền. Nguyên nhân gây bệnh có thể là do sai sót trong quá trình ấp trứng. Nhiệt độ không đều có thể dẫn tới con non yếu; Quá trình vận chuyển từ lò nở tới chuồng nuôi chưa đảm bảo kỹ thuật… đây có thể là nguyên nhân gây bệnh khô chân ở gà con. Cách điều trị: Phải duy trì nhiệt độ úm hợp lý cho gà, cho gà ăn thức ăn đủ chất,…
Một số bệnh thường gặp ở gà
Bệnh ngộ độc do mặn: Khi ngộ độc muối gà sẽ uống nước nhiều dẫn đến tích nước dưới da. Lưu ý: Khi thức ăn mặn bà con nông dân nên cho thêm ngô, cám; khi thức ăn mốc, có hoá chất phải loại bỏ, tuyệt đối không nên để thức ăn, nước uống cạnh thuốc sâu, thuốc chuột,…
Bệnh viêm phế quản truyền nhiễm: Theo như thông tin được chia sẻ từ chuyện nhà nông, Virus gây bệnh viêm phế quản truyền nhiễm ở gà có thể tồn tại trong thời gian dài ngoài môi trường. Bệnh này truyền qua tiếp xúc gà khỏe với gà bệnh, do vậy bà con nông dân phải hết sức lưu ý. Biểu hiện của bệnh như sau: gà thường ủ rũ, giảm ăn hoặc có thể bỏ ăn, đứng túm vào nhau do cơ thể của chúng thiếu nhiệt độ.
Cúm gia cầm: Theo chuyên gia về ngành Dược tại Cao đẳng Y Dược Hà Nội, đây là bệnh do virus gây nên, thời gian ủ bệnh từ vài giờ đến 3 ngày. Khi bị nhiễm bệnh, gà có các triệu chứng như xù lông, tiêu chảy, bệnh này có tính lây lan nhanh trên phạm vi rộng và thường gây thành dịch. Để phòng bệnh cần đảm bảo nguồn thức ăn có nguồn gốc xuất xứ, để phòng bệnh cúm gia cầm cho gà , bà con nông dân nên chăn nuôi gà với mật độ nuôi phù hợp, nuôi riêng biệt theo từng lứa tuổi, chú ý cung cấp đủ nước sạch và thức ăn đầy đủ chất dinh dưỡng; bổ sung vitamin thường xuyên để tăng cường sức đề kháng cho đàn gà.
Trên đây, là một số bệnh thường gặp ở gà, bà con nông dân cần lưu ý để phát triển chăn nuôi mang lại hiệu quả cao nhất, phòng chống rủi ro.
Nguồn: nongnghiepvietnam.edu.vn