Chè là cây trồng chủ lực của nhiều địa phương nhưng muốn phát triển bền vững và có thương hiệu giống cây này thì người dân phải biến đổi thành “nông nghiệp sạch”.
- Điểm tên những căn bệnh thường gặp ở cây lúa
- Thuốc kháng sinh: Con dao hai lưỡi trong ngành chăn nuôi
- Nông nghiệp Việt Nam và trăm mối lo ngại
Nguyên nhân nào khiến chè Bảo Lộc giảm mạnh về số lượng
Nguyên nhân nào khiến chè Bảo Lộc giảm mạnh về số lượng
Nội dung
Theo các chuyên gia Nông nghiệp Việt Nam, năm 2015 toàn tỉnh Lâm Đồng có hơn 23.000 ha chè các loại nhưng đến năm 2017 thì diện tích chè tại địa phương này đã giảm xuống còn khoảng 21.000 ha. Lý giải nguyên nhân này là do giá trị kinh tế mà cây chè đem lại không cao bằng một số nông sản khác như cây trồng công nghiệp chủ yêu ở Tây Nguyên nên nhiều người đã phá bỏ, nhưng chất lượng chè Lâm Đồng đã được ghi nhận gắn liền với thương hiệu “Chè B’Lao” rất nổi tiếng. Hiện nay, ước tính toàn tỉnh Lâm Đồng có hơn 220 công ty, doanh nghiệp và cơ sở sản xuất, kinh doanh, chế biến chè đã và đang tạo công ăn việc làm ổn định cho khoảng 8.000 lao động tại địa phương và đưa ra các sản phẩm chè chủ đạo rất nổi tiếng như trà ô long, chè ướp hương, chè đen và chè xanh nên chè Lâm Đồng không chỉ phục vụ nhu cầu tiêu thụ trong nước của người dân mà còn có xu hướng xuất khẩu đi các thị trường tiềm năng ở nước ngoài. Riêng tại TP.Bảo Lộc, “thủ phủ” chè Lâm Đồng hiện có gần 100 công ty, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, chế biến các loại sản phẩm chè nhưng chúng lại không được đánh giá cao do nước ta vẫn chưa có thương hiệu chè ổn định trên thị trường thế giới, từ đó làm giảm đi giá trị xuất khẩu. Lý giải nguyên nhân này, các chuyên gia Nông nghiệp Việt Nam cho rằng: người dân Lâm Đồng trồng cây chè còn lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật, quy trình, công nghệ sản xuất chế biến chè của các công ty, doanh nghiệp còn hạn chế, chưa nâng cao chất lượng nông sản.
Giải pháp tăng chất lượng nông sản Chè Việt Nam
Giải pháp tăng chất lượng nông sản Chè Việt Nam
Cuộc hội thảo về nâng cao chất lượng nông sản cây chè đã nếu ra những giải pháp quan trọng để ngành chè Lâm Đồng phát triển bền vững, cụ thể là người dân cần quy hoạch lại các vùng chuyên canh chè, luân phiên chuyển đổi các giống chè chất lượng cao, áp dụng quy trình – công nghệ hiện đại vào sản xuất, chế biến và bảo quản chè. Đặc biệt, sản phẩm chè phải đáp ứng đủ nhu cầu về chất lượng của người tiêu dùng cả trong và ngoài nước. Ngoài ra, để nâng cao năng suất trồng trọt cho cây chè tại địa phương thì các cấp chính quyền địa phương cần phải có định hướng để người dân áp dụng khoa học – kỹ thuật vào trồng và chăm sóc chè theo hướng nông nghiệp sạch để tạo nên thương hiệu chè ngon, sạch, đảm bảo sức khỏe người sử dụng. Theo đó, địa phương cũng cần đưa ra các chính sách thiết thực để hỗ trợ, giúp đỡ người trồng chè tại địa phương khi có sự thay đổi, biến động về giá cả thị trường, đưa ra các lời khuyên, giải pháp để bảo vệ chất lượng nông sản. Cùng với đó, giữa doanh nghiệp và người nông dân phải có sự liên kết chặt chẽ từ khâu sản xuất đến chế biến và tiêu thụ chè mới có thể đảm bảo được cây trồng chủ lực này.
Nguồn: nongnghiepvietnam.edu.vn