Mía là cây quan trọng trong ngành công nghiệp nước ta nên cần được áp dụng đúng quy trình kĩ thuật chăm sóc cây mía để đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu.
Nội dung
- Mô hình chăn nuôi dê mới giúp thu nhập trăm triệu đồng mỗi năm
- Những loại cây trồng nhanh được thu hoạch đem đến giá trị năng xuất cao
- Ưu điểm của giống lúa chất lượng Đại dương
Mía là cây trồng quan trọng trong ngành công nghiệp nước ta
Kĩ thuật trồng và chăm sóc cây mía đường
Theo các chuyên gia Nông nghiệp Việt Nam, mía là loại cây công nghiệp khoẻ, có thể trồng trên nhiều loại đất. Tuy nhiên cần trồng ở những khu vực tránh xói mòn đất thì cây mía mới đem lại hiệu quả kinh tế cao cho bà con nông dân.
Thời vụ trồng mía
Thời vụ trồng mía thường vào đầu và cuối mùa mưa. Vụ đầu mùa mưa trồng trong tháng 4-5. Vụ cuối mùa mưa nên trồng trong tháng 9 -11 tùy theo vùng kết thúc sớm, muộn và thời tiết.
Đất trồng – Làm đất – Mật độ trồng mía
Mía có thể trồng nhiều trên tất cả các loại đất từ đất pha cát, đất xám đến đất sét nặng. khi làm đất xong thì bà con nông dân cần tiến hành vệ sinh đồng ruộng để diệt trừ cỏ dại, mầm mống sâu bệnh, làm cho đất tơi xốp thông thoáng. Cày lần đầu cần sâu khoảng 30 – 40 cm và dọn sạch cỏ, rác. Các chuyên gia Nông nghiệp cũng khuyến cáo nên bón vôi, cày ải đất lần cuối trước khi trồng để diệt các mầm bệnh. Sau đó trồng cây với khoảng cách hàng tùy theo từng điều kiện chăm sóc. Nếu xới bằng máy khoảng cách hàng cách hàng từ 1 – 1,2 m, nếu chăm sóc thủ công thì bà con nông dân có thể trồng dày hơn khoảng 0,8 – 1 m. Mía là cây dễ trồng so với các nông sản khác nhưng kĩ thuật trồng thì cần phải lưu ý hơn vì mía rất sợ mưa sói mòn đất, dẫn đến tình trạng trơ rễ, năng suất mía sẽ không cao. Vì vậy, bà con nông dân nên tiến hành đào rãnh: rộng 20 – 30 cm, sâu 20 – 30 cm, đồng thời bón lót toàn bộ phân hữu cơ, phân lân và thuốc Basudin trước khi đặt hom cây 1 – 2 ngày để cây có thể sinh trưởng và phát triển tốt.
Cần áp dụng đúng quy trình kĩ thuật để mía đạt hiệu quả năng suất cao
Giống – Chuẩn bị hom mía
Giống mía có vai trò rất quan trọng trong thâm canh mía. Để đạt năng suất đường cao cần chọn những giống có chứa hàm lượng đường cao. Một số giống mía có năng suất cao như: ROC 25, ROC 27, MEX, ROC 16, VD86368, VN85186, ROC 23, ROC 22, C85319 và giống C85456…Chọn hom cây bà con nông dân nên chọn hom không sâu bệnh, không bị lẫn giống, không xây xát, không quá già và không quá non. Hom mía phải có từ 2-3 mầm tốt, xanh thì mới cho ra những giống mía chất lượng.
Đặt hom mía
Khi giống mía chuẩn bị xong là có thể đặt cây trồng ngay. Bà con nông dân tiến hành đặt hom thành một hàng giữa rãnh mía, hai hom cách nhau khoảng 10 – 20 cm (tùy loại giống). Đối với nền đất ẩm khi đặt hom nên ấn nhẹ cho lún xuống nửa thân hom, để giữ ẩm cho mầm và rễ phát triển. Ở những nền có đất khô, hom đặt xuống phải lấp một lớp đất mỏng để cố định hom và giữ ẩm.
Giống mía tím chuẩn bị cho thu hoạch
Chăm sóc
Bà con nông dân cần giữ ẩm cho mía thường xuyên để chúng nhanh nảy mầm, tùy thuộc loại đất để bón phân thích hợp. Tỉ lệ bón phân thông thường là 1 sào mía bón 13 – 15kg đạm, 20 – 25kg lân, 10 – 13kg kali, 300 – 350kg phân chuồng. Bạn có thể tham khảo tỉ lệ bón phân cho cây mía này.
Ngừa sâu bệnh
Để đạt năng suất trồng trọt cao, bạn cần tiến hành phòng trừ và diệt sâu bệnh. Phòng trừ rệp bằng thuốc Ofatox, phòng trừ sâu đục thân bằng thuốc Padan theo hướng dẫn trên các nhãn hộp thuốc và theo chỉ dẫn của các chuyên gia bảo vệ thực vật.
Thu hoạch
Tùy từng giống mía trồng để xác định thời điểm thu hoạch của cây. Bà con nông dân quan sát màu da của thân cây mía để xác định, khi thấy thân mía bóng, sậm ít phấn, lá khô nhiều là mía đã cho thu hoạch. Bà con nông dân dùng dao thật bén đốn sát gốc cây trên hàng mía, để vụ sau mía tái sinh đều hơn. Thu hoạch đến đâu vận chuyển đến đó, không nên để lâu ngày lượng đường trong mía sẽ giảm và kém năng suất.
Áp dụng đúng quy trình kĩ thuật trồng và chăm sóc cây mía sẽ đem lại nguồn lợi kinh tế cao cho bà con nông dân. Vì mía là cây trồng chính cho nền kinh tế Nông nghiệp nước ta nên cần được chăm sóc và nuôi trồng tốt.
Nguồn: nongnghiepvietnam.edu.vn