Hiện nay nhiều nơi có phong trào trồng cây ăn trái trồng chậu, nhưng hầu hết chưa biết cách chắm sóc để cây cho năng suất cao. Vậy quy trình trồng và chăm sóc cây như thế nào?
- Đào non bị đọng lại vì dịch Covid-19
- Bội tiền thu từ giống cây na dai Bồ Lý
- Xử lý bệnh đạo ôn hại cây lúa
Cách trồng cây ăn trái trong chậu cho năng suất cao
Theo một gia đình sinh viên Cao đẳng Dược TP HCM – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur, để cây ăn trái trồng chậu dễ dàng ra hoa kết trái cần lưu ý các yếu tố sau:
Cây ăn trái được tưới đủ nước và thoát nước tốt
Nội dung
Cây ăn trái trồng chậu bị giới hạn bởi kích thước của chậu nên phải tưới nước đảm bảo đủ ẩm và ngày phải tưới 2 lần sáng và chiều mát. Tuy nhiên, cây trong chậu dễ bị ứ đọng do nước không thoát ra ngoài, cần phải kê đáy chậu, tạo khoảng hở giúp tiêu thoát nước tốt thì bộ rễ cây ăn trái sẽ phát triển tốt.
Cần có chế độ bón phân định kỳ và luân phiên phù hợp
Cây ăn trái cần nhiều dinh dưỡng để cây cho nhiều lá nhiều cành mới, từ đó cây mới có sức để ra trái. Bón phân định kỳ luân phiên là bón phân cho cây ăn trái theo hàng tháng 2 lần, một lần phân vô cơ và một lần phân hữu cơ với liều lượng theo khuyến cáo nhà cung cấp. Các loại phân bón tham khảo bao gồm: Phân vô cơ như DAP, NPK, Super Lân, Ure, KNO3… Phân hữu cơ gồm phân bò hoai, phân trùn quế, phân Dynamic lifter, bánh dầu, phân dơi… Ngoài ra cần cho thêm lớp đất trồng dầy 2-3 cm vào bề mặt chậu cây hàng tháng để rễ cây ăn trái có thêm chất dinh dưỡng.
Cân bằng ánh sáng cho cây ăn trái trồng chậu
Ánh sáng cho cây ăn trái trồng chậu
Yếu tố ánh sáng rất cần thiết để giúp cây ăn trái quang hợp tạo nhiều sinh khối và chuyển sang giai đoạn ra hoa. Thời gian chiếu sáng cần thiết cho cây ăn trái trong một ngày là từ 5-6 giờ .Bón thêm phân vi lượng, vitamin giúp hoa mau kết trái, giúp trái không bị rụng: Ngoài bón phân như nêu trên, khi cây bắt đầu ra hoa nên sử dụng thêm phân bón lá có chứa vi lượng, khoáng để tăng khả năng đậu trái cho cây đồng thời chống rụng trái non.
Thường xuyên kiểm tra sâu bệnh để có biện pháp xử lý kịp thời
Cây ăn trái trồng chậu thường bị rệp muội rệp sáp tấn công và các loài nấm đen nấm bồ hóng cũng tham gia làm cho ngọn lá cây ăn trái bị teo, lá vàng. Nếu trồng chỉ có vài cây ăn trái thì dùng vòi nước mạnh phun rửa ổ rệp và cắt bỏ ngọn lá bị vàng. Sau một tuần cây lại cho ra lớp lá mới. Trường hợp cây ăn trái trồng chậu với số lượng nhiều thì bạn nên tham khảo tại các cửa hàng chuyên về thuốc BVTV để có hướng dẫn cụ thể.
Hi vọng với quy trình chăm sóc cây ăn trái như trên sẽ giúp bạn có được vườn cây ăn quả như ý muốn.
Nguồn: nongnghiepvietnam.edu.vn – Tổng hợp