Nhờ tìm hiểu kỹ thuật chăn nuôi chim trên mạng, anh Dương Văn Tuyên đã đầu tư xây dựng mô hình nuôi chim bồ câu lai Pháp, sau 2 năm mở rộng mô hình đến nay mỗi tháng lợi nhuận anh thu về đến 20 triệu đồng/tháng.
Nội dung
Lãi khủng nhờ mô hình nuôi chim bồ câu lai Pháp.
Ấn tượng đầu tiên khi đến với trang trại nuôi chim bồ câu của gia đình anh Tuyên ở tỉnh Thái Nguyên là chuồng trại chăm nuôi được bố trí khoa học, ngăn nắp và sạch sẽ. Cơ duyên đưa anh Tuyên đến với nghề nuôi chim cũng rất tình cờ. Năm 2010, một lần được Hội ND huyện tổ chức tham quan mô hình nuôi chim bồ câu tại Bắc Giang, thấy đây là phương pháp làm ăn mang lại hiệu quả cao, anh bắt đầu lên mạng tìm hiểu kỹ thuật chăn nuôi chim, sau đó anh bàn với gia đình thử nuôi 20 đôi chim giống lai Pháp.
Mô hình nuôi chim bồ câu anh Dương Văn Tuyên, xã Xuân Phương, huyện Phú Bình (Thái Nguyên)
Sau hai năm mở rộng mô hình nuôi, đến nay gia đình anh đã có khoảng 300 cặp bồ câu bố mẹ sinh sản và luôn có 100 cặp bồ câu giống hậu bị sinh sản để phục vụ nhu cầu con giống. Mô hình nuôi chim bồ câu lai Pháp của anh tuyên là tấm gương để bà con nông nghiệp Việt Nam học tập và tham khảo.
Kỹ thuật nuôi chim bồ câu lai Pháp.
Theo anh Tuyên, kỹ thuật nuôi chim bồ câu không khó vì bồ câu rất ít khi bị bệnh, lại dễ tính, chỉ cần chuồng trại sạch sẽ, thoáng mát và đầy đủ ánh sáng.
Theo kinh nghiệm chăn nuôi của anh Tuyên, bà con nên chia chuồng thành các ô nhỏ cho mỗi cặp chim. Nên thiết kế máng ăn và máng uống nước cho chim bằng vật liệu gỗ và chất dẻo, không nên làm bằng kim loại, và đặc biệt phải đảm bảo vệ sinh.
Là vật nuôi sinh trưởng và phát triển khá nhanh, từ khi nở cho đến khi bồ câu non ra ràng là 45 ngày, trong khoảng thời gian ấy bồ câu mẹ có thể vừa đẻ vừa nuôi con. Bình quân mỗi tháng gia đình anh xuất bán hơn 200 cặp chim giống với giá thấp nhất là 180.000 đồng/cặp. Giá bồ câu thịt anh bán hiện nay là 110.000 đồng/cặp. Sau khi trừ các chi phí, gia đình anh thu về trên 20 triệu đồng/tháng. Đây là mức thu nhập cao tại nông thôn.
Bà Dương Thị Sâm – Chủ tịch Hội ND huyện Phú Bình nhận xét: “Mô hình nuôi chim bồ câu của anh Tuyên là 1 trong những mô hình chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp cho hiệu quả cao trên địa bàn huyện. Từ mô hình của anh Tuyên, đến nay toàn xã Xuân Phương đã có trên 20 hộ xây dựng mô hình nuôi chim bồ câu theo hình thức bán công nghiệp. Hội ND huyện sẽ tập trung tuyên truyền, vận động nhân rộng mô hình ra các hộ khác để tạo thêm việc làm cho hội viên, nông dân, đa dạng hóa các mô hình sản xuất nông nghiệp trên địa bàn…”.
Theo Danviet.
Được Sưu tầm bởi các Dược sĩ Cao đẳng Dược TPHCM