Nếu bạn đang muốn trồng một loại cây mà vừa có thể ăn lại vừa trang trí làm đẹp căn nhà thì ớt chuông là một gợi ý tuyệt vời. Cùng NongnghiepVietNam tìm hiểu cách trồng ớt chuông tại nhà trong bài viết dưới đây.
Nội dung
Đặc điểm và công dụng của quả ớt.
Ớt là một loài cây khá dễ trồng và chăm sóc, có thể trồng quanh năm ở những nơi có điều kiện nhiệt độ thích hợp từ 20-30 độ C.
Ớt chuông là loại cây khá dễ trồng và chăm sóc.
Ớt là loại gia vị không thể thiếu trong nhiều món ăn. Ngoài ra trong Đông Y, ớt còn là một vị thuốc tuyệt vời có thể chữa được nhiều bệnh như rụng tóc, đau khớp, giảm cân, tăng sức đề kháng cho cơ thể.
Với màu sắc xanh của lá, đỏ của quả, chậu cây ớt sẽ tô điểm cho không gian thêm đẹp. Hãy bỏ ra một chút thời gian để tự trồng ớt tại nhà với kỹ thuật trồng ớt dưới đây nhé.
Cách trồng ớt chuông tại nhà.
Bước 1: Chuẩn bị đất trồng và hạt giống
Chọn giống.
Chọn giống ớt mà bạn muốn trồng, nếu thiên về mục đích trang trí thì bạn nên chọn ớt chuông, ớt ngọt; nếu trồng để ăn thì nên trồng ớt chỉ thiên, ớt sừng…
Bạn có thể mua hạt giống tại các cửa hàng hoặc là tự lấy hạt từ quả ớt khi mua về, chọn những quả ớt chín đều, có nhiều hạt.
Ngâm hạt giống
Trước khi gieo hạt xuống đất, bạn nên ngâm hạt ớt trong nước ấm khoảng 50 độ C khoảng 2-8 tiếng để hạt nhanh nảy mầm. Bạn Minh đang học liên thông Cao đẳng Điều dưỡng Hà Nội cho biết, có thể sử dụng trà hoa cúc hoặc nước oxy già pha vào nước ấm để khử trùng hạt giống giúp cây mọc lên nhanh hơn và cho nhiều quả hơn.
Chuẩn bị đất trồng.
Chọn loại đất trồng thoáng, xốp và giàu chất hữu cơ như đất thịt pha sét, đất cát pha, đất phù sa, đất canh tác lúa. Đất cần dọn sạch cỏ và thoát nước tốt. Có thể bón thêm vôi, phân NPK một lượng vừa phải.
Bạn hãy mua 1 lượng phân nhỏ, bón lúc chuẩn bị trồng, bón sau khi ớt được 20-25 ngày, tiếp tục bón khi đã đậu trái.
Cách trồng cây ớt chuông trong chậu tại nhà.
Bước 2: Cách gieo hạt và chăm sóc.
Gieo hạt.
Có thể gieo hạt vào trong những chiếc khay nhựa hoặc tận dụng những hộp nhựa, đục lỗ thoát nước bên dưới sau đó đổ đất vào và gieo hạt.
Điều kiện ánh sáng.
Đảm bảo đủ ánh sáng cho cây nảy mầm và phát triển. Khi cây ớt cao từ 10-15cm, bạn hãy chọn những cây khỏe mạnh nhất để tách ra, trồng trong chậu mà bạn đã chuẩn bị sẵn đất. Bạn có thể đặt chậu cây ở nơi có ánh sáng, để cây dần thích nghi với khí hậu bên ngoài.
Tỉa nhánh cho ớt.
Khi cây ớt cao lên khoảng 20cm, bạn hãy tiến hành tỉa nhánh. Tỉa bỏ các cành, lá dưới điểm phân cành để cây ớt phân tán rộng, đồng thời giúp gốc được thông thoáng.
Không nên trồng ớt quá dày, ảnh hưởng đến sự phát triển phân tán nhánh về sau.
Tưới nước cho cây.
Tưới nước cho cây và kiểm tra độ ẩm phù hợp cho ớt hàng ngày, lưu ý nếu trồng trong một chậu có kích thước tròn, bạn chỉ nên trồng 1 cây ở chậu bé, 2-3 cây ở chậu lớn. Đối với chậu có kích thước dài, nên đảm bảo khoảng cách 20 – 30cm, để cây ớt nhà bạn sinh trưởng và phát triển tốt nhất.
Bỏ thêm rơm rạ ẩm xung quanh gốc cây, nhổ cỏ dại, chăm chỉ bắt sâu cho cây, xới đất vun gốc, bón phân trung bình mỗi tháng 1 lần.
Kỹ thuật trồng ớt chuông tại nhà.
Bước 3: Cách thu hoạch.
Nếu bạn chăm sóc tốt, khoảng 2 tháng sau khi trồng ớt sẽ ra hoa. Hoa ớt nhỏ nhỏ xinh xinh giúp cây trông nổi bật và dễ thương khi được đặt ngay ban công hay trước thềm nhà. Nếu trồng ớt với mục đích lấy quả, bạn hãy quan tâm đến việc bón thêm phân, tự tay thụ phấn cho hoa để cây ớt nhà mình sai quả hơn.
Đến tháng thứ 3 sẽ ra đợt quả đầu tiên. Nếu bạn muốn có những trái ớt chín, bạn cần kiên nhẫn chăm sóc thêm 20-30 ngày nữa. Cây ớt thường có thời gian sinh trưởng và phát triển dài nên không tránh được sâu hại, bệnh hại. Nếu cây ớt nhà bạn trồng có biểu hiện sâu ăn lá, cây bị héo úa, quả tróc, khô, hãy đến các cửa hàng bán thuốc trừ sâu để tham khảo ý kiến và phòng trừ bệnh kịp thời cho cây.
Nguồn: tuyển sinh văn bằng 2 Cao đẳng Dược.
Được Sưu tầm bởi các Dược sĩ Trường Cao đẳng Y dược TPHCM