Khái niệm nông nghiệp công nghệ cao là gì?

Thuật ngữ nông nghiệp công nghệ cao không còn xa lạ gì trên thế giới. Vậy khái niệm nông nghiệp công nghệ cao là gì? Đặc trưng của nền nông nghiệp công nghệ cao?

Nội dung

khai-niem-nong-nghiep-cong-nghe-cao-2

Ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp.

Nông nghiệp công nghệ cao là gì?

– Là nền nông nghiệp được ứng dụng những công nghệ mới vào trong sản xuất, các công nghệ đó bao gồm tự động hóa, cơ giới hóa các khâu của sản xuất nông nghiệp, CNTT, công nghệ vật liệu mới, công nghệ sinh học, các giống vật nuôi, cây trồng mới có năng suất và chất lượng cao, phát triển bền vững trên cơ sở canh tác hữu cơ (Theo Vụ Khoa học Công nghệ – Bộ Nông nghiệp và PTNT).

– Là việc ứng dụng những công nghệ mới như công nghệ tin học, công nghệ vũ trụ, công nghệ tự động hóa, laser, năng lượng mới, vật liệu mới, công nghệ sinh học… vào trong sản xuất nông nghiệp, làm tác động đến tiến bộ của khoa học công nghệ, kinh tế nông nghiệp và có thể hình thành công nghệ mới trong sản xuất nông nghiệp (Theo khái niệm của các nhà khoa học Trung Quốc).

Khái niệm nông nghiệp công nghệ cao được sử dụng rộng rãi là nền nông nghiệp được ứng dụng các công nghệ trên nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, tạo ra bước đột phá về năng suất, chất lượng nông sản, thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của con người, đảm bảo phát triển nông nghiệp bền vững.

Khái niệm nông nghiệp công nghệ cao

Tóm tắt khái niệm nông nghiệp công nghệ cao.

Đặc trưng của nền nông nghiệp công nghệ cao.

Nền nông nghiệp công nghệ cao có những đặc trưng sau đây:

– Vốn đầu tư lớn.

– Thu hồi lớn.

– Ứng dụng giàu tri thức: Ví dụ riêng với việc ứng dụng công nghệ sinh học, những kiến thức sau đây đều được áp dụng: toán học, sinh học, nông học, tin học, thực vật học, động vật học, vi sinh học, di truyền, sinh học phân tử…

– Thị trường tập trung chủ yếu vào một số ít công ty lớn do đòi hỏi công nghệ cao và vốn đầu tư lớn.

– Xây dựng các xí nghiệp nông nghiệp kiểu mới.

– Thường tập trung vào các lĩnh vực như tạo giống mới qua kỹ thuật di truyền, công nghệ gen, sử dụng kỹ thuật mới trong việc nhân giống.

– Quy trình chăn nuôi gia súc hoàn toàn tự động và được kiểm soát chặt chẽ.

– Phát triển các nguồn năng lượng mới, có thể dựa trên cây trồng và tảo, chú trọng sản xuất cồn hay nguyên liệu thay thế dầu hỏa.

– Sản xuất thức ăn nhân tạo cho người và gia súc bao gồm các loại thức ăn giàu đạm bằng việc thăm dò các nguồn đạm đơn bào, công nghệ lên men với các dòng vi sinh vật có hiệu quả cao, sản xuất các lá protein ăn được và sản xuất hàng loạt các amino acid bằng kỹ thuật lên men và kỹ thuật di truyền vi sinh vật.

– Mở ra những ngành nông nghiệp mới, chú trọng khai thác đại dương, “nền nông nghiệp đại dương”, “chăn nuôi ở đại dương”, “lâm nghiệp đại dương”, tổng hợp khoa học không gian và khoa học nông nghiệp sẽ thúc đẩy phát triển ngành “nông nghiệp không gian”… Xem thêm: Văn bằng 2 Cao đẳng Y Dược.

Nhiệm vụ của sản xuất nông nghiệp công nghệ cao.

Phát triển công nghệ cao trong nông nghiệp tập trung vào các nhiệm vụ chủ yếu sau:

– Tạo ra các loại vật tư, máy móc, thiết bị sử dụng trong nông nghiệp;

– Chọn tạo, nhân giống cây trồng, giống vật nuôi cho năng suất, chất lượng cao;

– Trồng trọt, chăn nuôi đạt hiệu quả cao;

– Phòng, trừ dịch bệnh trên cây trồng và vật nuôi;

– Bảo quản, chế biến nông sản;

– Phát triển dịch vụ công nghệ cao phục vụ nông nghiệp.

– Phát triển doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng CNC;

Nguồn: Cao đẳng Điều dưỡng Hà Nội.

Được Sưu tầm bởi các Dược sĩ Trường Cao đẳng Y dược TPHCM

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *