Không phải sử dụng rau mầm không rõ nguồn gốc nữa, giờ đây bạn có thể trồng loại rau này mà không cần đất vẫn có thể cho thu hoạch với năng suất cao.
Nội dung
- Bà con nông dân nên sử dụng phân bón lá như thế nào?
- Những loại sâu bệnh thường gặp trên cây dứa
- Quy trình bảo quản hạt giống đúng cách
Rau mầm là loại rau giàu giá trị dinh dưỡng
Rau mầm là loại rau giàu giá trị dinh dưỡng
Theo các giảng viên đào tạo Cao đẳng Dược – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết, rau mầm là loại rau sạch, thường được canh tác bằng các loại hạt giống thông thường như: củ cải, cải bẹ xanh, cải ngọt, cải tùa xại, cải tần ô, rau muống, hành tây… Do rau mầm là loại rau non nên hàm lượng chất dinh dưỡng có trong rau mầm rất cao, ước tính khoảng gấp 5 lần rau thông thường. Theo đó, mùi vị của rau mầm cũng thơm ngon hơn các loại rau thông thường. Bạn chỉ cần dùng một lượng nhỏ rau mầm mỗi ngày cũng đủ để cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể và là một món ăn thay đổi khẩu vị tuyệt vời.
Thực tế, nhiều nhà nghiên cứu còn phát hiện rau mầm còn rất thích hợp cho các chế độ ăn kiêng lành mạnh, chứa các chất chống oxy hoá giúp làm chậm quá trình lão hoá và ngăn ngừa các nguy cơ về ung thư.
Bật mí cách trồng rau mầm sạch không cần đất
Các chuyên gia tư vấn nông nghiệp sẽ hướng dẫn bạn cách trồng rau mầm không cần đất như sau:
Bật mí cách trồng rau mầm sạch không cần đất
Bước 1: Chuẩn bị hạt
Bạn không mua các loại hạt giống rau thông thường hoặc không rõ nguồn gốc, xuất xứ vì những loại hạt giống này thường chứa chất bảo quản.
Xử lý hạt bằng cách ngâm hạt theo cách truyền thống, pha nước 2 sôi + 3 lạnh (nhiệt độ từ 50 – 540C), cho hạt mầm vào ngâm 15 – 30 phút, loại bỏ hạt lép, hạt sâu, hạt thối. Các loại hạt đậu, hạt cải, thời gian ngâm khoảng 6 – 7 giờ, đối với hạt rau muống ngâm 12 giờ.
Bước 2: Xử lý nước
Muốn trồng rau mầm không cần giá thể thì bạn cần xử lý nguồn nước thật tốt. Nếu cần bạn có thể dùng vôi cục tỷ lệ = 2/1.000 và xử lý lại bằng phèn chua sau đó. Hoặc bạn có thể xử lý bằng nước vôi trong (2-3%).
Làm trong nước bằng cách dùng một miếng phèn chua khoảng nửa đốt ngón tay (khoảng 1g): hòa tan phèn vào một gáo nước, sau đó đổ gáo nước vừa hòa tan phèn vào xô đựng nước khoảng 20 – 25 lít và khuấy đều. Sau khoảng 30 phút khi cặn đã lắng xuống đáy thì gạn lấy nước trong.
Bước 3: Dụng cụ
Bạn có thể tận dụng tất cả những vật dụng trong nhà như nồi, xoong, chậu nhựa, khay nhựa, hũ…. Yêu cầu đối với những vật dụng này là có nắp kín và đường kính từ 20 cm, chiều cao từ 15 cm trở lên. Ngoài ra, bạn cũng cần tránh ánh nắng trực tiếp.
Bước 4: Ngâm hạt giống
Bạn tiến hành ngâm hạt như ơt bước 1
Bước 5: Gieo hạt
Khi thấy hạt giống nhú rễ thì bạn cần rải đều hạt vào dụng cụ đã chọn với mật độ dày, 2 hạt chồng lên nhau. Sau đó, tưới nước xâm xấp mặt hạt giống tiếp tục ngâm khoảng 15 phút và nhanh chóng đổ nước ra ngoài. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý để hạt không bị xáo trộn thì nên dùng vật dụng có đường kính nhỏ hơn để chặn hạt giống lại. Cuối cùng, bạn chỉ việc đậy nắp kín và mỗi ngày tưới nước khoảng 3-4 lần. Càng trong bóng tối, rau mầm càng cho năng suốt tốt. Nhiệt độ cho hạt nảy mầm tốt nhất là ở nhiệt độ từ 25 – 30 độ C.
Bước 6: Thu hoạch
Nếu là rau mầm từ các loại đậu thì sau khoảng 3 ngày, bạn có thể thu hoạch. Nếu rau muống bạn cần từ 5 – 6 ngày.
Với cách trồng rau mầm không sử dụng đất sẽ cho năng suất trồng trọt cao hơn và thuận tiện hơn rất nhiều cho các hộ gia đình vì có thể tận dụng được nhiều dụng cụ từ đồ dùng trong nhà.
Nguồn: nongnghiepvietnam.edu.vn – Tổng hợp