Để nâng cao năng suất trồng và thu hoạch na, bà con nông dân cần nắm được cách chăm sóc để na chín sớm từ các khâu kích thích na ra hoa và đậu quả.
Nội dung
- Dấu hiệu nhận biết bệnh đốm rong hại cây bưởi
- Phương pháp phòng trị bệnh chết nhát trên cây lạc
- Nâng cao khả năng chống chịu sâu bệnh cho vụ lúa Đông Xuân
Phương pháp chăm sóc để quả na chín sớm
Phương pháp chăm sóc để quả na chín sớm
Một số chuyên gia tư vấn nông nghiệp cho biết, nếu để tự nhiên, na sẽ rụng hết lá vào tháng 12, tháng 1, ra hoa và quả vào tháng 5, tháng 6 và chín vào tháng 9. Vì thế, muốn có na ra nụ, hoa, kết quả sớm vào tháng 4 để thu hoạch vào 5 đến giữa tháng 8 thì bà con nông dân cần thực hiện một số biện pháp kỹ thuật sau đây:
Tỉa cành
Bà con nông dân cần tiến hành tỉa bỏ cành la, cành vóng, cành sâu, bệnh, cành tược để tán được thông thoáng, hạn chế sâu, bệnh hại ngay sau khi thu quả.
Vào đầu tháng 11 cần vặt hết lá xanh trên tán. Có thể dùng thuốc dấm hoa quả Trung Quốc (dung dịch Ethrell 45%), pha khoảng 1 lọ (5ml) với 1 lít nước phun ướt tán, sau 10-15 ngày toàn bộ lá na trên tán sẽ rụng. Vào đầu tháng 2, cần tưới ẩm bón thúc phân sớm. Bón mỗi cây 20-30kg phân chuồng hoai mục + 3-10kg phân NPK(5:10:3), đồng thời giữ ẩm liên tục, cây sẽ nảy lộc và ra hoa, kết quả vào tháng 4 như ý muốn.
Chăm sóc
Bạn Mai Hoa – sinh viên tốt nghiệp Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn, chia sẻ kinh trồng và chăm sóc na của gia đình như sau:
Na là cây ưa độ pH từ trung tính đến kiềm yếu (pH: 7-8), na thường sinh trưởng tốt cho năng suất và chất lượng cao trên đất quanh vùng núi đá vôi như ở Lạng Sơn. Nếu đất bị chua, na sinh trưởng kém, khó chăm sóc, hay bị bệnh thối rễ. Do vậy bà con nên bón vôi cho na hàng năm, mỗi năm bón 20-30kg vôi bột/sào 360m2 (tuỳ từng loại đất chua nhiều hay ít), bón khi đất ẩm, rải đều vôi trên mặt vườn, xới nông trộn đều vôi với đất. Chú ý bón vôi trước hoặc sau các loại phân khác 10-15 ngày.
Thu hoạch na đem lại lợi nhuận cao
Bón thúc quả
Bà con nông dân nên tiến hành bón phân kali khi cây xanh tốt hoặc bón bằng phân NPK (12:5:10) khi cây thiếu phân (lá cây xanh vàng). Bón cây vào tháng 6 khi quả có đường kính 3-5cm. Bón vào 4 hốc theo hình chiếu của tán, na là cây có bộ rễ kém phát triển, không nên đào rãnh vòng quanh tán. Cần chú ý, lần bón sau đào hố không trùng với lần bón trước. Lượng bón khoảng 1-2kg kali sunfat hoặc 3-5kg NPK (12:5:10). Khi na có nụ cần dùng phân bón qua lá như: H-K, Kích phát tố hoa trái Thiên nông,… Phun 2-3 lần, mỗi lần cách nhau 7-10 ngày. Khi hoa nở cho ong vào lấy mật để tăng cường thụ phấn cho na đậu quả.
Cần chủ động phòng trừ một số sâu, bệnh hại bằng cách sử dụng thuốc BVVT nông nghiệp. Một số bệnh thường gặp ở na như: rệp sáp, bệnh thán thư, mốc sương.
Na là loại quả đem lại năng suất cao cho người trồng. Vì thế bà con nông dân cần nắm được kỹ thuật chăm sóc để cây cho nguồn lợi nhuận cao.
Nguồn: nongnghiepvietnam.edu.vn – Tổng hợp