Phương pháp phòng trị bệnh chết nhát trên cây lạc

Bệnh chết nhát trên cây lạc có ảnh hưởng rất lớn đến năng suất cây trồng, vì thế bà con nông dân cần nắm được phương pháp phòng trị bệnh để sớm tìm ra phương hướng điều trị cho cây trồng.

Nội dung

Triệu chứng của bệnh chết nhát trên cây lạc

Triệu chứng của bệnh chết nhát trên cây lạc

Theo các chuyên gia dự báo sâu bệnh cho hay, bệnh chết nhát do nhiều tác nhân gây ra như: vi khuẩn Pseudomonas solanacearum gây bệnh héo xanh, nấm Aspergillus Niger gây bệnh héo rũ gốc mốc đen, nấm Sclerotium Rolfsii gây bệnh héo rũ gốc mốc trắng. Theo đó bà con nông dân cần nắm rõ được triệu chứng của bệnh để có hướng xử lý kịp thời.

  • Bệnh do vi khuẩn: Cây lạc có thể bị bệnh sớm hay khi cây lạc đã lớn, cho trái. Cây con khi nhiễm bệnh sẽ bị héo, mất nước và chết nhanh chóng. Cây trưởng thành ra hoa nhiễm bệnh trở nên mềm yếu và lá có màu xanh vàng nhạt, tuy nhiên lá vẫn dính vào thân cây và rủ xuống khi cây đậu bị chết.
  • Bệnh do nấm: Cây bị bệnh có triệu chứng héo rủ lá màu xanh hoặc hơi vàng, cổ rễ và đoạn thân ngầm bị bệnh có màu nâu, thối mục khô xác, nhổ cây dễ bị đứt gốc, quan sát thấy gốc rễ có những nấm mốc màu đen hay màu trắng bám xung quanh. Sau một thời gian cây lạc bị chết.

Ngoài bệnh chết nhát kể trên thì cây lạc còn bị một loại bệnh như: bệnh thối trái do một số nấm bệnh và vi khuẩn gây ra, làm trái có vết màu đen, nếu bị nặng mô vỏ trái bị phân rã và hạt bị mục nát. Hình dạng và màu sắc nơi bị thối khác biệt tùy theo loại vi sinh vật gây hại.

Biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại cho cây lạc

Biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại cho cây lạc

Theo kinh nghiệm gieo trồng lạc của nhà bạn Thanh Mai – sinh viên Cao đẳng Dược TP HCM – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur, để đem lại năng suất cao thì cần phải nắm vững các biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại.

  • Xử lý canh tác: Nên phòng ngừa bệnh tốt hơn là phun thuốc BVTV trừ khi bệnh đã xảy ra. Biện pháp tốt nhất là áp dụng phòng trừ tổng hợp: luân canh cây đậu với các loại cây trồng khác như cây lúa, bắp… Chỉ sử dụng phân hữu cơ đã ủ hoai để bón lót cho đậu. Chọn đất trồng đậu dễ thoát nước như loại đất thịt pha cát. Cày bừa kỹ làm đất tơi xốp. Xử lý hạt trước khi gieo là biện pháp phòng trừ hữu hiệu. Bón phân cân đối N, P, K. Trồng đậu trên đất thoát nước tốt. Sử dụng phân hữu cơ đã ủ hoai.
  • Sử dụng hóa học: Xử lý hạt trước khi gieo là biện pháp phòng trừ hiệu quả rất cao mà nhiều nông dân các vùng trồng đậu đã áp dụng thành công. Bà con nông dân có thể thực hiện bằng cách trộn hạt đậu giống với các loại thuốc như: Hạt Vàng 50 WP liều lượng 100 gram cho 30kg đậu giống. Saizole 5 SC: liều lượng 100ml cho 30kg đậu giống. Khi cây đậu phộng ở giai đoạn 20- 40 ngày sau khi gieo, phun các loại thuốc sau: Mexyl MZ 72WP: 1.5 kg/ha + KNO3: 1,0kg/ha, Dipomate 80WP: 1,5 kg/ha + Multi-K.

Tuy nhiên bà con nông dân cần chú ý, các loại thuốc trên hòa với nước và tưới đều lên hạt đậu giống trước khi đem gieo ra ruộng khoảng 1-2 giờ.

Theo các chuyên gia chia sẻ tin tức nông nghiệp cho hay, việc chăm sóc và phòng ngừa sâu bệnh có tác động rất lớn đến năng suất cây lạc. Vì thế bà con nông dân cần nắm được các triệu chứng của bệnh từ đó sớm có hướng phòng ngừa và điều trị sâu bệnh hại.

Nguồn: nongnghiepvietnam.edu.vn – Tổng hợp

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *