Dưa chuột là nông sản đem lại giá trị kinh tế cao cho bà con nông dân nhiều năm qua, vì thế kỹ thuật trồng dưa leo theo tiêu chuẩn Organic hiện tại được rất nhiều người quan tâm áp dụng để cho ra giống dưa sạch phục vụ mọi nhu cầu của người tiêu dùng.
Nội dung
- Kỹ thuật trồng cây rau diếp sạch tại nhà
- Kỹ thuật trồng cây húng chanh điều trị bách bệnh ngay tại nhà
- Sở hữu mô hình trồng rau sạch tại nhà với chi phí thấp
Chia sẻ kỹ thuật trồng dưa leo nặng trĩu quả theo tiêu chuẩn Organic
Để bà con nông dân có một vụ mùa bội thu nhờ dưa leo thì các chuyên gia nông nghiệp đã chia sẻ các kỹ thuật trồng dưa leo nặng trĩu quả theo tiêu chuẩn Organic như sau:
Giống và thời vụ dưa chuột
Giống trồng
Các giống dưa chuột phổ biến ở nước ta là giống địa phương. Các giống này được phân thành 2 nhóm theo kích thước quả:
- Nhóm quả ngắn: chiều dài khoảng 10 cm, đường kính 2,5 – 3 cm, có thời gian sinh trưởng ngắn (65 – 80 ngày tùy thời vụ trồng).
- Nhóm quả trung bình: quả có kích thước khoảng 15 – 20 x 4,5 cm, thời gian sinh trường từ 75 -80 ngày.
Trước khi gieo trồng, bà con nông dân tiến hành xử lý hạt giống bằng cách ngâm vào nước ấm (3 sôi – 2 lạnh), ngâm 2 – 3 giờ rồi ủ trong khăn ấm.
Để chuẩn bị hạt giống cho diện tích đồng ruộng bà con có thể ước lượng hạt gieo cho hecta như sau dưa chuột quả nhỏ, quả to cần từ 700 – 1000 gam/ha.
Thời vụ
Ở những vùng có điều kiện khí hậu ấm áp, nhiệt độ trung bình các tháng từ 18 – 24 độ C thì có thể bố trí thời vụ hợp lý để tăng vụ và tăng năng suất trồng trọt. Cây dưa chuột có thể gieo trồng 2 vụ là xuân hè và đông:
- Vụ xuân: gieo từ cuối tháng cuối tháng 1 đến cuối tháng 2 dương lịch.
- Vụ đông: gieo từ đầu tháng 9 đến cuối tháng 10.
- Vụ hè (hay vụ chiêm): gieo từ tháng 4 – 7.
Làm bầu và gieo cây con
Sau khi chuẩn bị xong hạt giống tùy thuộc vào điều kiện bà con có thể gieo trực tiếp hoặc gieo qua bầu. Tuy nhiên gieo qua khay bầu có nhiều lợi thế như tránh sâu bệnh, cây sinh trưởng tốt hơn.
Bà con cần chuẩn bị khay bầu và đất làm bầu: 40% đất bột, 40% sơ dừa và 20% mùn mục trộn đều. Sơ dừa có tác dụng làm cho bầu đất tơi xốp, giữ ẩm. Khi hạt nứt nanh thì đem gieo vào hốc bầu, mỗi hốc 1 hạt. Đặt hạt xong dùng một lớp đất bầu dải mỏng lên mặt khay che kín hạt rồi tiến hành tưới ẩm ngay sau đó.
Trong quá trình chăm sóc bầu cây mỗi ngày cần tưới nhẹ 1 lần và thường xuyên kiểm tra xem hạt đã nẩy mầm chưa. Sau 5 – 7 ngày, mầm hạt nhú là có thể tiến hành mang bầu cây ra trồng.
Làm đất và trồng cây dưa leo sạch
Làm đất và trồng cây
Đất trồng
Cây dưa chuột ưa thích đất đai màu mỡ, giàu chất hữu cơ, đất tơi xốp có độ pH từ 5,5 – 6,5. Dưa chuột gieo trồng trên đất thịt nhẹ, đất pha cát thường cho năng suất cao, chất lượng quả tốt.
Do bộ rễ của dưa chuột yếu nên đất trồng cần được cày bữa kĩ, tơi xốp, nhặt sạch cỏ dại, nếu cần xử lý sâu bệnh thì dùng vôi bột xử lý đất. Sau khi làm đất tiến hành lên luống, luống dưa rộng từ 1,2 – 1,5 m, cao 20 – 30 cm, rãnh rộng 30 – 35 cm. Sau khi lên luống rạch một hàng nhỏ ở giữa luống và tiến hành bón lót. Phân bón lót phải là phân hữu cơ ủ hoai mục.
Bón một lượt phân hữu cơ rồi bón phân lân lên trên, sau đó phủ một lớp đất mỏng lên mặt luống. Sau khi bón lót tiến hành trải màng phủ ni lông để hạn chế sâu bệnh hại và cỏ dại trong quá trình cây dưa sinh trưởng. Màng phủ đã khoét sẵn các lỗ có đường kính từ 10 – 12 cm tương đương với khoảng cách trồng dưa.
Trồng cây
Cây dưa sau ươm 5 – 7 ngày là có thể đem trồng. Sau khi loại bỏ các cây bị bệnh, chuyển khay ra đồng, nhấc nhẹ bầu cây ra khỏi khay và dải đều cây theo khoảng cách quy định.
Chăm sóc dưa chuột
Tưới nước
Dùng nước sạch hoặc nước sông, không dùng nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp, nước ao tù chưa được xử lý. Hàm lượng hóa chất và kim loại nặng trong nước tưới không vượt quá ngưỡng cho phép.
Sau khi gieo nếu đất thiếu ẩm cần kịp thời cung cấp nước cho hạt nẩy mầm. Đưa nước vào rãnh, nước ngập rãnh khoảng 1/2 độ cao luống.
Khi cây trưởng thành cần giữ ẩm thường xuyên, nếu đất thiếu ẩm khiến thân lá còi cọc, ra hoa, quả muộn ảnh hưởng rất lớn đến năng suất và chất lượng.
Cắm giàn
Khi trên cây có tua cuốn cần làm giàn kịp thời, nếu thực hiện chậm trễ sẽ ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây.
Giàn cắm theo hình chữ A. Cọc giàn có thể dùng que đường kính 2,5 – 3 cm, chiều dài từ 1,5 – 2m tùy theo chiều cao của cây. Cây được buộc vào giàn bằng dây mềm, buộc liên tục cho ngọn hướng lên trên.
Bón phân
Tuyệt đối không sử dụng phân tươi, chỉ sử dụng phân chuồng hoai mục. Trong trường hợp thiếu phân chuồng có thể sử dụng phân hữu cơ vi sinh. Sử dụng phân hóa học để bón thúc là những loại phân có trong danh mục cho phép theo đúng thời kỳ và liều lượng. Cần kết thúc bón trước khi thu hoạch ít nhất là 7 ngày.
Kết hợp tưới nước và bón thúc ở 3 thời kỳ:
- Lần 1: sau khi cây bén rễ hồi Sau khi cây bén rễ hồi xanh
- Lần 2. Khi cây bắt đầu ra hoa cái.
- Lần 3: Sau khi thu quả đợt đầu.
Phòng trừ sâu bệnh
Cây dưa chuột là đối tượng của nhiều sâu bệnh hại, nếu bà con trồng và chăm sóc đúng quy trình hướng dẫn trên thì hạn chế tối đa sâu bệnh phát sinh.
Biện pháp phòng chống hiệu quả nhất là thực hiện quy trình phòng trừ dịch hại tổng hợp (IPM), chú ý thực hiện chế độ vệ sinh đồng ruộng, tỉa bỏ lá già, tạo điều kiện môi trường thông thoáng.
Chỉ dùng những thuốc nằm trong danh mục cho phép của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn có thời gian phân hủy nhanh, thời gian cách ly ngắn.
Thu hoạch dưa chuột đem lại năng suất cao
Thu hoạch
Sau khi thụ phấn 7 – 10 ngày (tùy theo giống) là có thể thu hoạch, nếu để quả già sẽ ảnh hưởng tới sự ra hoa và đậu quả của các lứa sau. Thu hái nhẹ nhàng để tránh đứt dây, loại bỏ quả cong queo, phân loại quả và cho vào bao bì sạch đem đi tiêu thụ.
Theo giảng viên đào tạo Cao đẳng Dược – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết, dựa chuột là loại quả đem lại giá trị dinh dưỡng cao, có thể chế biến thành nhiều các món ăn tốt cho sức khỏe. Vì thế bạn có thể sử dụng loại quả này hàng ngày.
Nguồn: nongnghiepvietnam.edu.vn – Tổng hợp