Tết cổ truyền Việt Nam đã cận kề nhưng một số nông sản “sống còn” của người nông dân vẫn chưa có tín hiệu khởi sắc, đánh dấu “ một năm kinh tế buồn” cho nền Nông nghiệp.
Nội dung
- Nông nghiệp Việt Nam và trăm mối lo ngại
- Cách chăm sóc gà Đông tảo mới nở một cách tốt nhất
- Biện pháp phòng bệnh cho vật nuôi vào mùa đông
Những mặt hàng “chủ chốt”, những con số vẫn chưa có tín hiệu khởi sắc
Những mặt hàng “chủ chốt”, những con số vẫn chưa có tín hiệu khởi sắc
Theo các chuyên gia Nông nghiệp Việt Nam, trong năm 2017, giá cà phê nội địa có xu hướng giảm do nguồn cung nội địa đang tăng lên vì khi bước vào vụ thu hoạch sản lượng càng tăng lên mà sức mua từ các thương lái, nhà nhập khẩu bị giảm mạnh, càng làm số lượng cà phê trong kho tồn động lớn. So với tháng 11, giá cà phê nhân xô các tỉnh vùng Tây Nguyên trong tháng cuối năm 2017 giảm 1.200 – 1.400 đồng/kg, xuống còn 35.000 – 35.800 đồng/kg. Đây là nông sản “sống còn” của người dân vùng Tây Nguyên, nếu cứ giữ nguyên giá và còn nhiều hàng tồn động trong kho thì người nông dân khó có thể có một cái tết yên ấm, đủ đầy. So với các nông sản khác thì thị trường hạt tiêu cũng không có đặc điểm gì nổi bật, cụ thể so với các tháng trước, giá tiêu tại các tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông, Bà Rịa-Vũng Tàu và Đồng Nai giảm 5.000 đồng/kg, xuống còn 71.000 – 72.000 đồng/kg. Giá tiêu tại Gia Lai giảm mạnh nhất 6.000 đồng/kg, xuống mức 70.000 đồng/kg. Nguyên nhân dẫn đến sản lượng tiêu giảm mạnh là so do lượng tiêu tồn kho từ vụ trước chuyển sang ước tính còn khá nhiều. Theo các chuyên gia Nông nghiệp dự báo, thì giá các mặt hàng nông sản này còn xuống thấp ở năm tới do sản lượng tiêu ngày càng tăng cao trên toàn cầu. Đánh giá chung trong năm 2017 giá hạt tiêu trong nước biến động giảm tới gần 50% so với thời điểm cuối năm 2016, do diện tích hồ tiêu trên cả nước vượt quy hoạch dẫn đến cung vượt cầu trong khi nhu cầu thị trường hạn hẹp.
Người nuôi heo thiệt hại nhất trong năm 2017
Những nông sản khác cũng đánh dấu “một năm kinh tế buồn”
Khủng hoảng nhất năm 2017, đánh dấu “một nỗi đau tột cùng” chắc có lẽ là những người chăn nuôi heo. Có thời điểm người nông dân “khóc ròng” vì giá bán hơi của heo còn không bằng một mớ rau, nói đúng hơn là “cho không đắt”. Cho đến nay, đã qua khỏi thời kỳ khủng hoảng đó, giá heo hơi đã biến động tăng nhẹ trong tháng cuối năm 2017 nhưng hiện nay vẫn dưới giá thành, chỉ ở mức 26.000 – 29.000 đồng/kg. Người nuôi heo vẫn lỗ từ 500.000 đồng đến 1 triệu đồng/con, nhiều trang trại phải “treo chuồng”, bỏ trắng và giảm đàn nhưng vẫn thua lỗ vì giá heo không phục hồi. Lý giải nguyên nhân này là do nguồn cung vượt cầu, thị trường Trung Quốc ngừng tiêu thụ. Các chuyên gia nông nghiệp cũng dự báo, giá heo Tết nhiều khả năng sẽ tăng thêm do các cơ sở chế biến đang tập trung giết mổ lợn để sản xuất các loại thực phẩm phục vụ nhu cầu Tết của người dân nhưng không nhiều và cũng không để lại những tín hiệu khởi sắc trên thị trường.
Dù được dự báo các mặt hàng nông sản đều tăng nhưng người nông dân vẫn bị thiệt hại nặng nề do mất mùa điều, năng suất giảm 30%-80% do thời tiết bất lợi, sâu bọ hoành hành, thị trường không tiêu thụ nhiều. Năm 2017 thực sự là một năm “kinh tế buồn” với người nông dân Việt Nam.
Nguồn: nongnghiepvietnam.edu.vn