Sử dụng phân bón Văn Điển để ‘thỏa mãn” dinh dưỡng sẽ giúp cây nhanh liền sẹo sau khi cạo mủ và năng suất chất lượng vượt trội so với nhiều nông sản khác.
Nội dung
- Điểm tên những căn bệnh thường gặp ở cây lúa
- Thuốc kháng sinh: Con dao hai lưỡi trong ngành chăn nuôi
- Nông nghiệp Việt Nam và trăm mối lo ngại
Làm thế nào để cây cao su luôn khỏe cho năng suất cao?
Cao su cần cả chất trung lượng và vi lượng
So với nhiều loại nông sản khác thì cây cao su rất thích hợp trên đất đỏ ba zan, đất xám và đất feranit… Độ cao của đất trồng cao su thường trên 600m so với mực nước biển, nhiệt độ thích hợp để cao su phát triển tốt nhất là từ 25-28 độ C. Trong thời kỳ cây cao su chưa trưởng thành thì chúng tích lũy dinh dưỡng phần lớn trong thân cây để phát triển cành tán, từ năm thứ 6 trở đi thì các chất dinh dưỡng sẽ bị mất đi vào mủ thu hoạch. Theo các chuyên gia Nông nghiệp Việt Nam, từ giai đoạn cây trung niên thì cao su cho thu hoạch năng suất cao nhất, đồng thời giai đoạn này cũng lấy đi từ đất nhiều chất dinh dưỡng nhất để có được bình quân 40 tấn mủ/ha. Ở giai đoan cao su trung niên này chúng cần các chất dinh dưỡng để sinh trưởng và phát triển tốt, ví dụ cụ thể như: 85kg N, 60kg P2O5; 80kg K20; 200kg CaO; 30kg MgO; 24kg S; 0,7kg Mn; 1,5kg B; 5kg Zn và 1kg Cu. Vì thế cây cao su không chỉ cần các chất đa lượng NPK mà còn cần các chất trung lượng như vôi, magie, lưu huỳnh và các chất vi lượng như bo, kẽm, đồng, magan.
Các chuyên gia Nông nghiệp Việt Nam cũng khẳng định, hầu hết các loại đất trồng cao su hiện nay ở nước ta có độ chua <4,5 độ PH, do đó, điều kiện này không thích hợp để trồng cao su. Để cao su có thể sinh trưởng và phát triển tốt thì người nông dân cần chỉnh độ PH lên mức 5,5-6,5. Các chất dinh dưỡng như lân, kali, canxi, magie, kẽm, bo đều rất nghèo do đất dốc ở độ cao nên bị rửa trôi mạnh.
Nâng cao năng suất và chất lượng mủ bằng việc sử dụng phân bón chất lượng
Nâng cao năng suất và chất lượng mủ
Phân bón đa yếu tố NPK Văn Điển sẽ cung cấp cân đối đủ lượng chất tất cả các yếu tố dinh dưỡng từ đa lượng NPK đến trung lượng như vôi, magie, silic, lưu huỳnh. Hàm lượng các chất trung lượng chiếm đến 29% mà các loại phân bón khác không có được. Vì thế, bà con nông dân có thể bổ sung thuốc BVTV và phân bón có đầy đủ dưỡng chất này để nâng cao chất lượng cây trồng. Theo thống kê có nhiều bà con nông dân thường bón phân cho cây cao su một cách không khoa học khiến cây trông bị mất cân bằng dinh dưỡng nên cây khó phát triển và cho năng suất kém, đồng thời sức chống chịu sâu bệnh kém. Vì thế, kho cây cao su có tuổi đời từ 11 năm trở đi thì bà con nông dân nên bón chung cho các hạng đất từ 900 – 1.100kg/ha. Thờivụ bón phân chia làm 2 lần trong năm: Lần bón thứ nhất vào khoảng tháng 4, tháng 5 và bón 2/3 lượng phân, lần thứ 2 vào cuối mùa mưa và bón hết lượng phân còn lại. Cách bón rải đều phân trên mặt đất theo băng rộng 1-1,5m giữa 2 hàng cao su theo vầng tán lá. Đối với đất bằng thì xới nhẹ rồi lấp phân tránh làm đứt rễ lớn của cây, nếu đất dốc thì bón phân vào bồn giữ màu, sau đó cào lá hoặc cỏ mục vùi kín phân.
Nếu cây cao su được bón đúng loại phân chất lượng thì sẽ sinh trưởng khỏe mạnh và cho năng suất cao, đồng thời có chất lượng mủ cao và ổn định vượt trội hơn hẳn. Sau một thời gian 4-5 năm, độ chua của đất giảm dần, PH nâng lên thì bà con nông dân giảm chi phí bón vôi, các chất dinh dưỡng trong đất được cân bằng lại, nâng cao độ màu mỡ cho đất để cây trồng có thể đem lại nguồn lợi to lớn nhất.
Nguồn: nongnghiepvietnam.edu.vn