Để trồng sắn năng xuất sắn cao thì bên cạnh việc chăm bón, thời tiết thì giống cây cũng quyết định đến 60% sản lượng của sắn.
Nội dung
- Người Hà nội bỏ trồng rau sạch chuyển sang trồng nho trên “nóc nhà”
- Những ảnh hướng lớn của phân bón đối với cây trồng
Trồng sắn giúp đem đến năng xuất cao
Giống sắn KM419
Giống sắn KM419 là một giống sắn lai được nhận định là giống sắn mang đến tiềm năng lớn cho người trồng. Giống sắn này có ưu điểm thân xanh, cây thẳng chống chọi được với điều kiện thời tiết nông vụ xấu. Sắn KM 419 củ to, đều, thịt trắng, ít sâu, thời gian bảo quản củ lâu hơn bình thường, năng suất củ tươi 40,2 đến 54 tấn/ha. Hàm lượng bột đạt từ 28,2 -29%..
Nhờ có ưu điểm vượt trội mà giống sắn KM 419 được nhân giống rất nhanh, hiện giống sắn KM 419 được trồng chủ yếu tại các tỉnh Ninh Thuận, Đồng Nai, Tây Ninh, Bình Phước.
Giống sắn KM414
Giống sắn giống sắn KM414 là thành quả của nhóm nghiên cứu Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hố Chí Minh (NLU) và Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam. Loại sắn này đã được đưa vào trồng cách đây nhiều năm, nhưng đến tận bây giờ chúng mới thật sự được nhiều người quan tâm. Bởi sắn KM414 chỉ thích hợp dùng để chế biến các sản phẩm khô, dạng bột hay lương thực, còn thu hoạch và chế biến từ các sản phẩm sắn tươi thì chúng không được quá ưa chuộng.
Giống sắn KM397
KM397 là con lai của KM108-9-1 x KM219 chính là tổ hợp lai kép (SM937-26 x SM937-26) x (BKA900 x BKA900). Giống sắn KM397 có ưu điểm năng suất củ tươi rất cao nhưng chất lượng cây giống không phải là quá tốt, khó giữ giống cho vụ sau. KM397 kết hợp được nhiều đặc tính quý của hai giống cha mẹ SM937-26 và BKA900.
Giống sắn này thân có màu nâu, củ to, thịt trắng, thường được thu hoạch vào khoảng thời gian tháng 8 -9, năng suất củ tươi 33,0 – 45,0 tấn/ha, hàm lượng tinh bột 27,5 – 29,6%, tỷ lệ sắn lát khô 42,5 – 44,3%, Giống sắn KM397 chịu khô hạn tốt, rất ít nhiễm sâu bệnh, thời gian giữ bột tương đương KM94.
Đây đều là những giống sắn đã được chọn lọc
Giống sắn KM325
Giống sắn KM325 cũng là kết quả nghiên cứu của trường đại học Nông Lâm,TP. HCM, hiện giống sắn này được nhân giống rộng khắp thế giới và chuyên gia tư vấn nông nghiệp nhận định là giống sắn mang nhiều ưu điểm vượt trội.
Giống sắn KM325 hiện được trồng nhiều ở Trung Quốc và một số tỉnh Đông Nam Bộ nước ta, sắn KM 325 có ưu điểm ít sâu bệnh, thâm canh tốt, tuy nhiên lượng tinh bột của giống sắn này lại khá thấp và chất lượng cây giống không tốt bằng KM94, KM140.
Giống sắn KM228
KM228 có tên khác là SVN4 và gần gũi nguồn gốc di truyền với sắn KM440. Đặc điểm giống KM228 có thân màu xanh trắng, không hoặc ít phân nhánh, củ dài, đều, vỏ củ láng, thịt củ màu trắng. Thời gian sinh trưởng 7 – 10 tháng. Năng suất củ tươi trong khảo nghiệm đạt 35 – 47 tấn/ ha, hàm lượng tinh bột 26 – 27%, hiện đây cũng là một giống sắn được đưa vào trồng nhiều ở các tỉnh miền núi nước ta vì cây có khả năng chịu sâu bệnh tốt cũng như thích ghi được với nhiều kiện khí hậu khác nhau.
Trên đây là những giống sắn mang đến giá trị năng xuất cao cũng như tiết kiệm được nhiều công chăm sóc cho người trồng. Đặc biệt hơn những giống sắn này được đánh giá là có thể cùng nhà nông làm giàu trên chính mảnh đất quê hương bởi giống sắn chất lượng tốt, đạt được tiêu chuẩn cao.
Nguồn: nongnghiepvietnam.edu.vn