Không còn dừng lại ở mức phạt cảnh cáo hay hành chính, mới đây Luật hình sự đã sửa đổi, đối với người sử dụng chất cấm trong chăn nuôi sẽ bị xử mức phạt cao nhất.
Nội dung
- Mô hình chăn nuôi dê mới giúp thu nhập trăm triệu đồng mỗi năm
- Những loại cây trồng nhanh được thu hoạch đem đến giá trị năng xuất cao
- Ưu điểm của giống lúa chất lượng Đại dương
Người xử dụng chất cấn trong thức ăn chăn nuôi sẽ bị xử lý rất nặng
Xử lý nghiêm khắc
Sau một hồi thảo luận và góp ý, mới đây Bộ nông nghiệp phát triển nông thôn (NNPTNN) đã đưa ra quyết định, sẽ áp dụng hình phạt ở mức cao nhất đối với người sử dụng chất cấm trong thức ăn chăn nuôi cụ thể như: phạt từ hành chính 1-3 tỷ đồng và từ 6 tháng đến 5 năm tù. Đây là mức phạt nặng nhất có thể nói ngang với tội danh giết người, bên cạnh đó đàn chăn nuôi sẽ được đem đi tiêu hủy mặc dù sử dụng chất cấm ít hay nhiều.
Cũng theo như tin tức nông nghiệp đưa tin, Bộ (NNPTNN) đưa ra mức hình phạt cao như vậy mới có sức răn đe, vì hiện nay rất nhiều hộ gia đình vì mục đích chuộc lợi cá nhân đã sử dụng chất cấm trong chăn nuôi, việc này làm ảnh hưởng trầm trọng đến sức khỏe của người tiêu dùng cũng như nòi giống về sau, quan trọng hơn các sản phẩm từ gia súc gia cầm sẽ mất dần chỗ đứng trên thị trường trong nước và quốc tế.
Hình phạt này sẽ áp dụng được cho cả những người không đảm bảo được vệ sinh trong việc giết mổ
Siết chặt để thành công hơn
Trong những năm gần đây việc sử dụng thuốc bảo vệ thức vật trong trồng trọt cũng như sử dụng chất cấm trong chăn nuôi dường như đã trở thành thói quen của người nông dân, mặc dù hiểu được hậu quả vô cùng nguy hại mang đến nhưng nhiều hộ chăn nuôi vẫn làm ngơ và cố tình sử dụng, đứng trước sự bất chấp đó Bộ buộc phải áp dụng hình thức khác, không đơn giản chỉ là nhắc nhở và phạt nhẹ hành chính như trước đây, mục đích của việc thay đổi điều luật nhằm tạo được sự tin tưởng được cho người tiêu dùng với chính sản phẩm nước mình.
Không chỉ sản phẩm nông nghiệp nước ta mất lòng tin của chính người tiêu dùng trong nước mà đã khá nhiều lần các mặt hàng nông sản xuất khẩu sang một vài quốc gia khác bị trả về, dẫn tới giá cả nông sản thị trường bị giảm một cách chóng mặt, hệ lụy của vấn đề này chính là bà con lao đao, nhiều hộ chăn nuôi đã bị vỡ nỡ vì giá thực phẩm rớt giá thê thảm.
Không chỉ với người chăn nuôi bị phạt mà ngay cả với những người sản xuất, buôn bán hàng giả là thức ăn dùng để chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, vật nuôi, buôn bán nội tạng động vật đã quá hạn sử dụng hay sử dụng vào mục đích trái phép, vi phạm quy định vệ sinh an toàn thực phẩm cũng đều bị xử phạt một cách nghiêm khắc.
Cũng theo các chuyên gia nông nghiệp việt Nam nhận định, chỉ khi áp dụng hình phạt khắt khe này thì các mặt hàng nông sản Việt Nam mới thu hút được các nhà đầu tư, cũng như để có thể cùng nhà nông làm giàu giúp nền nông nghiệp nước ta có bước cải thiện mới.
Nguồn: nongnghiepvietnam.edu.vn