Áp dụng đúng quy trình trồng và chăm sóc cây đậu tương đem lại năng suất trồng trọt và giá trị kinh tế cao được nhiều bà con nông dân Việt Nam lựa chọn.
Nội dung
- Kỹ thuật trồng và chăm sóc hoa đỗ quyên ngày Tết
- Hướng dẫn cách trồng rau hữu cơ tại nhà đơn giản nhất
- Kỹ thuật trồng và chăm sóc ớt giúp người nông dân làm giàu hiệu quả
Áp dụng đúng quy trình và chăm sóc đậu tương sẽ đem lại giá trị kinh tế cao
Theo các Y sỹ y học cổ truyền, đậu tương được sử dụng rất nhiều trong khẩu phần ăn hàng ngày, không chỉ đem lại giá trị dinh dưỡng cao mà đậu tương còn chứa nhiều các vitamin, khoáng chất có tác dụng phòng và chữa trị nhiều bệnh.
Kĩ thuật trồng và chăm sóc đậu tương
Trong những năm gần đây, đậu tương đã “vượt mặt” nhiều loại cây trồng để đứng vị trí số 1 trong những loại cây đem lại giá trị kinh tế cao. Do đó, đậu tương trong nhiều năm liền được bà con nông dân lựa chọn để trồng luân canh, gối vụ sau mùa lúa thu hoạch.
Chọn cây giống
Có rất nhiều loại giống đậu tương để người nông dân lựa chọn, tùy thuộc vào trình độ thâm canh và đặc điểm sinh thái từng vùng để lựa chọn giống cây phù hợp. Giống đậu tương thường được bà con nông dân sử dụng là giống đậu tương chín sớm, năng suất cao như: DT84, DT92, DT96, DT99. Lượng giống sử dụng khoảng 50 – 60 kg/ha.
Thời vụ
Để nâng cao năng suất trồng trọt bà con nông dân cần để ý đến thời gian sinh trưởng của từng loại giống cây, từ đó tiến hành gieo trồng trong thời vụ hợp để đậu tương sinh trưởng phát triển thuận lợi. Thông thường, vào khoảng giữa tháng 2 dương lịch, sau khi thu hoạch xong vụ lúa Đông Xuân, bà con nông dân có thể tiến hành dọn sạch cỏ, cắt gốc rạ và dọn đất để xuống giống cây đậu tương.
Tiến hành gieo trồng cần chọn thời vụ thích hợp để cây sinh trưởng và phát triển tốt
Lựa chọn đất trồng
Đậu tương là cây không kén đất nhưng để đem lại năng suất cây trồng cao nên ưu tiên đất có thành phần cơ giới nhẹ hoặc trung bình, đồng thời giữ ẩm và thoát nước tốt như: đất thịt nhẹ, đất cát pha, phù sa ven sông,…Khi tiến hành gieo đất phải được cày bừa tơi xốp, làm sạch cỏ dại và thiết kế luống đất chống sói mòn, thoát úng nước tốt khi trời mưa to.
Cách gieo cây đậu tương
Theo các chuyên gia Nông nghiệp Việt Nam, có 3 cách gieo trồng đậu nành được bà con nông dân thường xuyên áp dụng:
- Phương pháp gieo vãi: Thông thường phương pháp gieo vãi áp dụng với ruộng cao, rãnh thoát nước tốt, đất chỉ cần cày lên là có thể gieo được.
- Phương pháp tra rạch: Khi đã thu hoạch lúa xong, bà con nông dân tiến gành cắt sát gốc rạ, tạo rãnh thoát nước và rạch ngang luống gieo.
- Phương pháp tra gốc rạ: Thu hoạch lúa xong tạo rãnh thoát nước như trường hợp gieo vãi. Dùng tay gạt nghiêng gốc rạ, tra mỗi gốc rạ 1-2 hạt vào kẽ, tiếp xúc giữa đất và gốc rạ. Bà con nông dân lưu ý không tra vào giữa gốc rạ, hạt đậu sẽ không thể nẩy mầm.
Chăm sóc
Sau khi gieo hạt, bà con nông dân cần tiến hành bón phân để bổ sung dinh dưỡng cho cây trồng.
Cách tiến hành bón phân và phun thuốc bảo vệ thực vật như sau:
Bón đủ phân hữu cơ hoai mục, phân vi sinh nhưng cần đảm bảo bón cân đối N-P-K và đủ lượng canxi. Các chuyên gia tư vấn nông nghiệp cũng khuyên cáo: bà con nông dân nên trộn đều các loại phân hữu cơ, phân lân và vôi bột, tiến hành ủ vài ngày trước khi bón để tăng hiệu quả dưỡng chất cho cây trồng.
Phun thuốc bón lá kết hợp với thuốc tăng trưởng hoa đậu quả 6 lần trong thời điểm trước, trong và sau thời gian cây đậu tương ra hoa. Sau đó, cứ 7 ngày 1 lần phun nhắc lại. Nếu bà con nông dân thấy có cỏ dại mọc xung quanh cây đậu tương cần tiến hành diệt bỏ để diệt trừ “kẻ thù” lấy hết chất dinh dưỡng của chúng.
Phun thuốc phòng trừ sâu diệt bệnh cho đậu tương để đem lại năng suất cao
Phòng trừ sâu bệnh
Cây đậu tương rất dễ mắc các bệnh do các loại bọ gây ra như bệnh xoăn lá, sâu đục thân,… vì vậy sau khi tiến hành bón phân và làm cỏ thì bfa con nông dân cần phun thuốc diệt trừ các mầm bệnh.
- Phun thuốc phòng trừ dòi đục thân, sâu khoang, sâu xám: rải thuốc Regent 3G trên mặt luống 2 lần, sau khi gieo cây đậu tương và sau khi cây mọc 5 – 7 ngày.
- Phun thuốc phòng trừ sâu cuốn lá, đục quả: sử dụng thuốc Sherpa 2%, Motox 5 EC… Phun 3 lần kết hợp với phân bón lá, trước khi cây đậu ra hoa từ 5 – 7 ngày.
Nếu sâu bệnh gia tăng thì bà con nông dân cần gia tăng số lần phụ thuốc và sử dụng thuốc điều trị bệnh năng hơn theo chỉ dẫn của các chuyên gia nông nghiệp.
Thu hoạch
Tiến hành thu hoạch khi có 2/3 số quả trên cây chuyển màu nâu, toàn bộ lá cây đậu tương chuyển màu vàng và rụng dần từ dưới lên (sau trồng 80 – 90 ngày). Nên thu hoạch vào ngày thời tiết nắng ráo để tiện vận chuyển và phơi. Không thu đậu vào lúc mưa, hạt dễ bị thối, mốc và hỏng.
Sau khi thu hoạch cây đậu tươi khô thì bà con nông dân tiến hành phơi khô, lấy hạt bằng cách tuốt máy hoặc đập gỗ.
Tiến hành thu hoạch đậu tương khi lá đã ngả vàng và rụng dần từ dưới lên trên
Để giống
Giai đoạn cuối cùng là bảo quản và để giống. Bạn có thể bảo quản trong chum, vò, lọ sành, sứ, đáy và miệng lọ lót một lớp lá xoan khô hoặc tro bếp dày 2 – 3cm, sau đó đậy nắp kín, cất nơi khô ráo.
Kĩ thuật trồng cây đậu tương đơn giản, đồng thời đem lại năng suất trồng trọt và giá trị kinh tế cao. Đã nhiều năm liền, đậu tương được bà con nông dân tin trồng, cải thiện nguồn thu nhập lớn cho gia đình.
Những chia sẻ về kĩ thuật trồng và chăm sóc đậu tương của các chuyên gia Nông nghiệp Việt Nam sẽ là thông tin hữu ích cho bà con nông dân, giúp bà con nông dân làm giàu và xây dựng chương trình nông thôn mới hiệu quả.
Nguồn: nongnghiepvietnam.edu.vn