Ở nước ta, mướp được trồng nhiều và phổ biến trong các hộ gia đình cũng như các nông trại, cách trồng mướp khá đơn giản và dễ dàng từ chăm sóc cho đến thu hoạch.
Giá trị dinh dưỡng của mướp mang đến là rất lớn, vì thế hiện nay nhiều người sử dụng trong bữa ăn gia đình nhằm đa dạng chế độ dinh dưỡng hơn.
- Kỹ thuật trồng và chăm sóc hoa đỗ quyên ngày Tết
- Hướng dẫn cách trồng rau hữu cơ tại nhà đơn giản nhất
- Kỹ thuật trồng và chăm sóc ớt giúp người nông dân làm giàu hiệu quả
Mướp loại quả có nhiều giá trị dinh dưỡng cao
Theo Y học Cổ truyền, mướp có vị ngọt, tính mát, không độc, có tác dụng điều kinh, thông đại tiểu tiện, hành huyết mạch, còn mướp già đốt tồn tính, dùng làm thuốc có thể khử phong, hóa đờm, lương huyết, giải độc, sát khuẩn, thông kinh lạc, thông sữa nên trong dân gian mướp khoogn chỉ là món ăn mà còn là bài thuốc chữa bệnh rất hiệu quả.
Chuẩn bị hạt giống
Nội dung
Khâu chọn hạt giống được coi là khâu quan trọng nhất, chúng quyết định sản lượng cũng như chất lượng của quả sau này, chính vì thế bà con cần chọn giống mướp đảm bảo, tốt nhất nên mua hạt giống tại các cửa hàng chuyên giống cây trồng hay tại thị trường vật tư nông nghiệp để đảm bảo tốt nhất.
Khâu chọn hạt giống và gieo hạt rất quan trọng
Gieo hạt và chăm bón
Mướp được trồng phổ biến vào mùa xuân, chúng có thể sống trên nhiều loại đất khác nhau, nhưng thích hợp nhất là những vùng đất tơi xốp, thoáng khí. Theo các chuyên gia về tư vấn nông nghiệp khuyến cáo, bà con cần làm đất kỹ, lên luống rộng, cứ 2,5m cần bón lót 18 – 20 tấn phân chuồng, 120kg lân, 30kg kali/ha.
Về phần hạt, cần phải ngâm vào nước ấm trong vòng 6 giờ, sau khi ngâm hạt xong thì vớt hạt ra rồi bỏ vào trong 1 chiếc khăn đem khăn ủ ấm trong khoảng 24h, đến khi hạt nảy mầm đem gieo xuống đất. Trước khi gieo người trồng phải rạch hàng trên luống, mỗi luống chỉ nên trồng một hàng, cách 30cm tra một khóm 2 – 3 hạt, sau từ 5 đến 7 ngày mướp bắt đầu mọc lá, lúc này bà con cần tỉa đi để lại một khóm 2 cây, giữ với mật độ 7.000 – 10.000 cây/ha. Việc tỉa cây, bón thúc, xới vun, cần được thực hiện liên tục cho đến khi mướp leo kín giàn khoảng 2 tháng, khi mướp đã leo kín giàn, lúc này khoảng 20 ngày bà con mới cần bón 1 lần để mướp ra được nhiều quả, cũng quả được to và đều hơn.
Chế độ chăm sóc
Ngoài việc bón phân, cũng cần chú ý đến vấn đề tưới nước cho cây, để tiện cho việc tưới nước bà con nên dẫn nước vào mương tưới thấm, mướp rất sợ úng chính vì thế mương tưới không được đọng nước lâu quá 10 giờ, mương cần phải được khai thông thoát nước, do đó đất và mương cần phải được thoát nước tốt để đảm bảo cho cây.
Chú ý nên làm cỏ thường xuyên, tránh để có mọc chúng sẽ hút hết chất dinh dưỡng của cây trồng, có thể làm cỏ bằng tay hoặc phun thuốc diệt cỏ như Onecide, loại thuốc này cần phải dùng loa che béc phun để tránh thuốc dính vào lá hoặc thân cây mướp dẫ đến lá cháy hoặc chết khô.
Cần có chế độ chăm sóc mướp hợp lý
Phòng trừ một số loại sâu bệnh
Mướp là loại cây thân mềm, leo, chính vì thế chúng rất dễ bị các loại con trùng cũng như sâu bọ phá hoại, thậm chí là chuột ăn, để bảo vệ cây trồng tốt nhất người trồng cần làm bẫy cũng như phun một số loại thuốc Phosphure kẽm, Clerat để cây có mùi hôi, như thế côn trùng sẽ tránh xa.
Để có những quả mướp to dài và năng xuất, ngoài việc phòng tránh những tác nhân từ môi trường tác động, bà con nên chú ý đến một vài loại sâu bệnh mà giống mướp thường gặp, như bệnh thối cổ rễ, cháy lá, đốm lá, bệnh héo xanh, đây đều là những bệnh phổ biến mà giống mướp gặp phải. Đặc biệt bà con cần lưu ý khi mướp ra trái non rất dễ bị ong châm, thường những quả bị ong châm chúng sẽ không thể phát triển được, nên để phòng tránh bà con cần mua vỏ bọc quả để tránh tình trạng trên.
Thu hoạch
Giai đoạn thu hoạch chính là thời gian quan trọng và mong chờ nhất, sau khoảng thời gian trồng 80 – 100 ngày là mướp có thể thu hoạch và thời gian thu hoạch có thể kéo dài cho đến tháng 9. Năng suất trung bình của mướp giao động từ 40 – 50 tấn/ha. Đối với những quả to, đẹp, không bị sâu bệnh nên để quả đó già trên cây đến khi thành xơ rồi cho nên gác bếp để lấy giống gieo vụ sau, vừa tiết kiệm mà vẫn đảm bảo được năng xuất giống cây trồng.
Hiện nay trồng mướp với mô hình nông nghiệp mới ttrên đang được khá nhiều hộ nông dân áp dụng và bước đầu đã đem đến kết quả như mong muốn, việc trồng mướp ngay càng được đầu tư vì theo giá cả nông sản thị trường nhận định mướp là loại cây trồng nhanh được thu hoạch, mướp ít khi bị trượt giá, chúng luôn giữ ở mức ổn định, độ rủi ro thấp, số vốn bỏ ra không nhiều, cũng như không cần chăm bón quá kỹ cây vẫn có thể đạt được năng xuất nhất định.
Nguồn: nongnghiepvietnam.edu.vn