Việc làm giàu nhờ mô hình chăn nuôi hiện không còn quá xa lạ với người nông dân Việt Nam, chỉ cần chọn đúng hình thức và cách thức bạn hoàn toàn có cơ hội trở thành tỉ phú.
- Thủ tướng chỉ đạo hoàn thiện chính sách xây dựng nông thôn mới năm 2019
- Tìm ra hướng đi mới cho người nông dân trong thời kỳ hội nhập
- Năm 2018: Thu nhập bình quân nông dân HN đạt mức 46 triệu đồng/năm
Nuôi cà cuống lấy tinh dầu
Nội dung
Nếu trước đây cà cuồng thường sinh sống ở các vùng ao hồ, đồng ruộng thì ngày nay do ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa nên vùng sinh sống của loài động vật này đang bị thu hẹp lại.
Trước tình trạng này nhiều hộ nông dân đã xây dựng mô hình nuôi cà cuống chuyên biệt. Mục đích là để lấy tinh dầu, khi hiện trên thị trường tinh dầu cà cuống được tiêu thụ khá tốt và phổ biến. Trung bình một con cà cuống thu được 0,02ml tinh dầu và lượng tinh dầu ở cà cuống đực gấp 20 lần con cái. Không những thế nuôi cà cuống còn tốn ít chi phí mà đem lại lợn nhuận khá cao. Bởi vậy đây mà mô hình chăn nuôi giúp nhà nông làm giàu cực hiệu quả.
Nuôi bò Kobe theo tiêu chuẩn Nhật
Trang trại nuôi bò Kobe đầu tiên ở nước ta được xây dựng tại xã Tân Lạc, huyện Bảo Lâm, Tỉnh Lâm Đồng. Toàn bộ quá trình xây dựng chuồng trại và kỹ thuật chăn nuôi bò Kobe tại đây được chính các kỹ sư người Nhật chuyển giao lại.
Khác với nhiều loại bò sử dụng thức ăn công nghiệp, giống bò Kobe ăn hoàn toàn từ thức ăn thô như cỏ trồng, bã mía, lõi ngô lên men, gạo tấm Việt Nam. So với nhiều giống bò khác thì nuôi bò Kobe được đánh giá là nhàn và năng suất hơn, điển hình như mỗi khi đến giờ ăn, trong trang trại bò sẽ được phát những bản nhạc giao hưởng truyền cảm từ đó hình thành phản xạ cho bò Kobe là khi nhạc phát lên chúng sẽ biết đường tìm đến nguồn có thức ăn. Đây được đánh giá là mô hình chăn nuôi tân tiến và có giá trị kinh tế cao.
Nuôi chim yến trong nhà để lấy tổ
Những mặt hàng liên quan tới yến luôn đắt đỏ và có sức tiêu thụ tốt cả trong lẫn ngoài nước. Vì thế nuôi yến là một hình thức chăn nuôi được nhiều hộ gia đình hưởng ứng.
Loài chim yến có một nét đặc trưng riêng biệt là không đậu ở bất cứ nơi nào trừ tổ của chính mình. Dù có kiếm ăn xa cỡ nào thì ban đêm chúng cũng biết tìm đường về nhà. Chính vì thế hình thức nuôi chim yến trong nhà giúp người nuôi không tốn bất kì khoản chi phí thức ăn nào hay sự hao hụt về số lượng chim.
Một đặc thù nữa là chim yến đã chọn nhà nào làm tổ thì chúng sẽ không thay đổi trong suốt quãng đời còn lại vì vậy nuôi chim yến gần như không có rủi ro, khả năng bền vững cực kì ổn.
Nuôi dơi diệt muỗi và làm phân bón
Trong những câu chuyện nhà nông nói về chăn nuôi thì câu chuyện nuôi dơi diệt muỗi và làm phân bón vốn là câu chuyện mang lại nhiều cảm hứng và có giá trị to lớn nhất với người nông dân.
Bên cạnh việc tạo ra loại phân bón hữu cơ cực hữu ích cho trồng trọt thì lợi ích diệt muỗi của dơi cũng đang được tận dụng triệt để. Đặc tính của dơi là sau khi kiếm mồi sẽ quay về tổ để nhả phân nên thu được lượng phân hữu cơ khá lớn mỗi sáng. Không chỉ sử dụng trực tiếp trong nông nghiệp, một số hộ nhân rộng nuôi dơi lấy phân để bán mang lại thu nhập không dưới 200 triệu mỗi năm. Chính vì đem lại giá trị kinh tế cao nên hiện mô hình chăn nuôi này đang được nhận rộng tới nhiều tỉnh thành.
Nuôi trăn đột biến làm cảnh
Từ trước tới nay chăn chỉ được nuôi để sử dụng những mục đích khác nhau như lấy mỡ chăn nhưng hiện nay hình thức nuôi chăn làm cảnh lại đang phát triển và được nhiều hộ gia đình ở vùng đồng bằng Sông Cửu Long lựa chọn cũng như áp dụng. Trung bình trăn non khi mới nở ra đã có mức giá thành từ 2 – 3 triệu là thấp nhất, qua một thời gian trọng lượng thay đổi một con trăn đột biến có thể mang về cho chủ nuôi từ 20 – 40 triệu đồng.
Nhu cầu thị trường lớn nên người nuôi rất phấn khởi và không phải lo lắng hay đau đầu về chuyện đầu ra của sản phẩm. Vì thế gia đình bạn hoàn toàn có thể nghiên cứu và triển khia mô hình chăn nuôi này nếu cảm thấy phù hợp.
Nguồn: nongnghiepvietnam.edu.vn