Mỹ hiện đang là một nước có nền nông nghiệp phát triển nhất thế giới khi các giá trị các sản phẩm trồng trọt và tổng giá trị sản phẩm nông nghiệp liên lúc đạt được những con số ấn tượng trong nhiều năm liền.
Nội dung
- Vì sao nông nghiệp Ireland phát triển bền vững?
- Nông nghiệp Việt Nam và trăm mối lo ngại
- Vì sao nông sản Việt khó cạnh tranh nông sản thế giới
Chính phủ hỗ trợ nông nghiệp cho người dân Mỹ
Nhắc tới nền nông nghiệp thế giới không thể không nhắc tới nước Mỹ khi ước tính tổng giá trị sản phẩm nông nghiệp đạt 394.6 tỷ đô la Mỹ, trong đó giá trị các sản phẩm trồng trọt là 219.6 tỷ đô la, giá trị sản phẩm chăn nuôi đạt 171.7 tỷ đô la. Để đạt được thành tựu này một phần là nhờ chính phủ Mỹ luôn có những chính sách hỗ trợ người nông dân một cách tối đa.
Như năm 1862 quy định phát không đất đai cho những người đến sống và làm việc trên các mảnh đất trống tại miền Tây nước Mỹ, tạo điều kiện cho một số nông dân được định cư, lập nghiệp dễ dàng.
Vào năm 1914, Quốc hội Mỹ đã lập ra cơ quan Dịch vụ phát triển nông nghiệp, cơ quan này tuyển dụng đội ngũ cán bộ để cố vấn cho các hộ nông dân từ bước sử dụng phân bón cho đến các khâu sau của quy trình sản xuất nông nghiệp.
Vào năm 1929, tổng thống Herbert Hoover thành lập ban nông nghiệp liên bang nhằm bảo đảm sự ổn định kinh tế cho nông dân.
Năm 1933, Tổng thống Franklin D. Roosevelt cho phép thực hiện một hệ thống trợ giá cho nông dân một mức giá gần bằng giá lúc thị trường ở điều kiện ổn định bình thường. Ngoài ra còn nhiều chính sách khác nhằm hỗ trợ để người dân có thể phát triển nông nghiệp một cách toàn diện nhất.
Tính tự chủ và sáng kiến của nông dân
Ưu điểm của người Mỹ là có tính tự chủ rất cao, cần cù, sáng tạo, kiên nhẫn và đầy nhiệt huyết. Thời gian đầu họ trồng trọt với các dụng cụ khá thô sơ, nhưng sau dần được tiếp thu và sử dụng máy móc rất thành thạo, có trình độ hiểu biết cao về nông nghiệp và kinh tế, nhiều người có bằng đại học. Họ chú trọng vào việc cải thiện kỹ thuật trồng trọt, kỹ thuật chăn nuôi gia súc dẫn đến sản lượng nông nghiệp tăng mạnh. Hình ảnh người nông dân Mỹ ngày nay là hình ảnh của người công nhân nông nghiệp. Họ hay mặc quần jean, áo carô màu, sống trong những khu vực đầy đủ tiện nghi. Bên cạnh đó họ cũng cập nhật tin nông nghiệp rất thường xuyên và nhanh chóng để đáp ứng đúng nhu cầu phát triển trên thế giới.
Thu nhập của người làm nghề nông ở Mỹ khá cao, mức lương trung bình hiện nay của một công nhân nông nghiệp Mỹ là 61.000 đô la/năm. Tính trên hộ gia đình thì thu nhập trung bình của một gia đình nông dân năm 1960 là 4.654 đô la, đến năm 2012 thì thu nhập trung bình là 108.814 đô la, tăng 23,38 lần trong thời gian 52 năm.
Biết áp dụng phương tiện và kỹ thuật hiện đại trong sản xuất nông nghiệp
Các loại máy nông nghiệp là luôn là thứ không thể thiếu với người dân nơi đây, khi họ đặc biệt nhấn mạnh đến việc cơ giới hóa các phương tiện canh tác, sử dụng máy móc thay thế cho sức người và sức súc vật. Chi phí máy móc chiếm một tỷ lệ rất lớn trong tổng chi phí đầu tư vào sản xuất nông nghiệp. Việc cơ giới hóa máy móc không chỉ đơn thuần là tăng số lượng máy móc trên cánh đồng mà còn chú ý đến thực hiện kết hợp các tính năng để tạo ra các máy liên hoàn, kết hợp máy kéo với máy cày, máy gieo trồng, máy gặt. Hay nông dân còn dùng máy bay để phun thuốc trừ sâu, dùng máy điện toán đề theo dõi kết quả thu hoạch. Ngày nay, không có gì lạ khi nhìn thấy những người nông dân lái máy kéo với các ca bin lắp điều hòa nhiệt độ, gắn kèm theo những máy cày, máy xới và máy gặt có tốc độ nhanh và rất đắt tiền.
Đây được coi là những lý do chính khiến nền nông nghiệp tại nước Mỹ luôn phát triển và chiếm tỷ trọng cao nhất trên thế giới.
Nguồn: nongnghiepvietnam.edu.vn