Bên cạnh việc nhập nội nhiều giống ngô lai, Nhà nưowcs ta còn chủ trương đầu tư, tạo điều kiện cho các địa phương tự sản xuất giông ngô lai, nhằm chủ động có giống tốt, giá thành thấp, cung cấp kịp thời cho sản xuất để hạn chế việc mua giống ngô lai từ nước ngoài. Vậy những kỹ thuật cơ bản để sản xuất ngô lai giống là gì?
- Cách phòng và trị bệnh chết dây trên cây khoai lang
- Phòng trừ bệnh xoăn lá (quăn lá) trên cây cà chua
- Kỹ thuật nhân giống cây gấc
Những kỹ thuật cơ bản để sản xuất ngô lai giống
Theo một gia đình sinh viên Cao đẳng Dược TP HCM – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur, ngô là loại cây trồng cạn, rộng hàng, rất dễ chăm sóc, do vậy, việc sản xuất ngô giống, điều kiện tiên quyết là phải thâm canh ngay từ đầu. Theo đó, những khâu kỹ thuật quan trọng để sản xuất ngô lai giống như sau:
Yêu cầu về nguồn giống bố mẹ để sản xuất ngô lai giống
Kiểm tra chặt chẽ nguồn hạt bố mẹ. Nếu gieo trồng lần đầu, chưa có kinh nghiệm thì người nông dân nên có sự giúp đỡ của các chuyên gia, hoặc cán bộ khuyến nông. Chú trọng các tiêu chuẩn như độ thuần giống, độ sạch của hạt phải từ 99% trở lên, độ nảy mầm ít nhất 80% số hạt, hạt quá bé chỉ được dưới 5%. Loại bỏ hết các hạt khác giống khi nhận biết được qua màu sắc, hình dạng…
Bố trí ruộng giống hợp lý để sản xuất ngô lai giống
Trên cơ sở loại đất đạt chuẩn về nhu cầu dinh dưõng thì quan trọng là chọn vị trí cho ruộng giống có đủ độ xa để cách ly vối các diện tích ngô đại trà. Độ xa cách ly nhằm đảm bảo cho ngô giống dòng mẹ khi trổ cờ, phun râu không bị phấn hoa đực từ ruộng ngô khác bay tới lai tạp. Đây là khâu hết sức quan trọng. Trong điều kiện thời tiết, độ xa cách ly ít nhất được khuyến cáo là 400 – 500m đốì vối ruộng nhân hạt giống ngô bố mẹ, 200 – 300m đối vói ruộng sản xuất hạt lai F1. Nếu xung quanh ruộng giống không có hàng rào cản che chắn như những hàng cây chắn gió, thì độ xa cách ly càng phải lớn. Tuy nhiên, để đảm bảo độ an toàn cao cho ngô giống không bị lai tạp, thì rất cần tạo hàng rào cản như trồng cây cao tầng, xen với cây thấp tầng hoặc che chắn bằng nilông, kết hợp với trồng các hàng cây ngô bố xung quanh…
Ngô lai giống đem lại giá trị kinh tế cho bà con nông dân
Ngoài yếu tố độ xa cách ly, còn cần điều tiết để ruộng ngô giống trổ cờ, phun râu lệch tối thiểu 1 tháng so vói các ruộng ngô bình thường xung quanh. Có nghĩa là, xuống giống lệch thời điểm giữa ngô giống và ngô đại trà.
Tạo sự trùng khớp thời điểm trổ cờ, phun râu của 2 dòng bố và mẹ. Muộn như thế, phải tự biết chắc chắn (hoặc được cán bộ chuyên sâu giúp đỡ) về thời gian sinh trưỏng của cả 2 dòng bố mẹ, rồi chọn thòi điểm xuống giông cho mỗi dòng, để khi các ngô của dòng mẹ phun râu, thì cũng là các ngày dòng bố trổ cò, tung phấn. Đây là khâu có tính chất quyết định, vì độ trùng khớp này càng chuẩn, thì năng suất và chất lượng hạt giống càng cao.
Đất trồng và lượng phân, loại phân bón để sản xuất ngô lai giống
Đất trồng ngô lai giống cần chọn loại đất tơi xốp, đất thịt, nhẹ, có thành phần cơ giới trung bình, giữ và tiêu thoát nước dễ dàng, có độ màu mỡ càng cao càng tốt, không bị ngập úng, đặc biệt, cần gần nguồn nước tưới.
Bón phân với số lượng và chất lượng cao hơn 10 – 15% so với sản xuất ngô đại trà. Hi vọng với những chia sẻ của các chuyên gia tư vấn nông nghiệp, bà con nông dân đã nắm được các kỹ thuật trồng ngô lai hiệu quả và đem lại giá trị kinh tế lớn.
Nguồn: nongnghiepvietnam.edu.vn – Tổng hợp