Khoai lang là cây trồng đem lại nguồn kinh tế lớn nhưng chúng rất dễ bị mắc bệnh chết dậy. Vậy phòng và điều trị căn bệnh này như thế nào?
Nội dung
- Cách phòng và điều trị bệnh cháy lá chôm chôm
- Cách biến rác thải sinh hoạt hằng ngày thành phân bón hữu cơ
- Kỹ thuật giúp na ra quả trong thân
Triệu chứng bệnh chết dây cây khoai lang
Hiện nay, cây khoai lang đang trong vào thời kỳ vào vụ cho vụ mùa Đông Xuân. Tuy nhiên, trong mấy năm trở lại đây bệnh chết dây trên cây khoai lang đang lây lan mạnh, khiến nhiều nông dân trồng khoai điêu đứng và thất thu và là nỗi lo lắng khi trồng vào vụ mới của bà con.
Triệu chứng bệnh chết dây cây khoai lang
Theo một gia đình sinh viên Cao đẳng Dược TP HCM – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur, bệnh chết dây hay còn gọi là chết tím dây, bệnh héo vàng cây khoai lang. Bệnh do nấm Fusarium sp gây ra. Nấm bệnh này xâm nhập gây hại vào gốc dây khoai lang cách mặt đất 2-3 cm. Chúng làm cho dây khoai có những vết thương màu nâu đen chạy dọc theo dây.
Các vết thương này làm tắc nghẽn các mạch dẫn khiến cho việc vận chuyển nước và chất dinh dưỡng trở nên khó khăn, làm cây sinh trưởng kém, lúc đầu viền lá ở các lá già có màu huyết, đọt lá màu tím biểu hiện như hiện tượng thiếu lân, cắt ngang thân thấy mạch dẫn bên trong bị nâu đen. Sau đó các lá già bắt đầu chuyển sang vàng dần và héo. Bệnh nặng làm dây bị chết khô.
Biểu hiện bệnh rõ nhất lúc thời tiết mưa và nắng đột ngột, nhiệt độ khoảng 30 độ C. Thời gian từ khi cây có biểu hiện bệnh đến khi cây chết kéo dài hàng tháng.
Biện pháp phòng trừ bệnh chết dây cây khoai lang
Biện pháp phòng trừ bệnh chết dây cây khoai lang
Biện pháp phòng trừ bệnh chết dây cây khoai lang như sau:
– Cần thường xuyên luân canh cây trồng khác họ để giảm bớt nấm bệnh trên đất trồng. Trên cùng thửa ruộng cần thường xuyên trồng khác cây như trồng ngô, đậu tương,… sau mỗi vụ mùa.
– Sử dụng giống sạch bệnh, cây khỏe mạnh, không bị sâu bệnh hại. Chọn giống ở ruộng bố mẹ phải đảm bảo cây khỏe mạnh không bị sâu bệnh hại tấn công.
– Dọn vệ sinh đồng ruộng sạch sẽ các tàn dư thực vật của vụ trước và cỏ dại tránh làm nơi trú ngụ của sâu bệnh hại cây khoai lang. Bón vôi khử trùng trước khi gieo trồng cây xuống ruộng 10-15 ngày và làm tăng độ pH đất cho cây
– Khi ruộng có những cây bị bệnh nên nhổ bỏ và tiêu hủy xa ruộng, để không bị lây lan sang ruộng khác.
– Cần bón phân cân đối Đạm-Lân-Kali và phân bón hữu cơ cho cây khoai lang đúng kỹ thuật. Nếu cây yếu, kém phát triển cần tìm hiểu kỹ nguyên nhân và bón bổ sung nguyên tố trung vi lượng cho cây khoai lang.
– Trước khi lên luống bón lót phân chuồng hoai mục hoặc phân hữu cơ vi sinh để ổn định cấu trúc đất, tăng độ mùn, đất tơi xốp và tiêu diệt mầm bệnh gây hại có trong đất.
– Nên bổ sung CALCIUM NITRATE 02 lần/vụ nhằm tăng sức miễn dịch cho bộ rễ và đề kháng cho dây khoai.
– Bệnh chết dây khoai lang rất khó chữa trị nên cần lưu ý theo dõi ruộng khoai và chủ động phun thuốc phòng ngừa bệnh sớm bằng sản phẩm thuốc có gốc đồng.
Hi vọng với những chia sẻ của các chuyên gia tư vấn nông nghiệp, bà con nông dân đã nắm được cách phòng trừ bệnh xoăn lá trên cây cà chua hiệu quả. Đem lại giá trị kinh tế lớn.
Nguồn: nongnghiepvietnam.edu.vn – Tổng hợp