Khi nuôi thỏ bà con cần kiểm tra sức khỏe cho thỏ hàng ngày để biết được tình hình sức khỏe của thỏ nhằm có biện pháp điều trị kịp thời. Bài viết dưới đây Tin tức Nông nghiệp Việt Nam xin hướng dẫn bà con một số cách kiểm tra sức khỏe cho thỏ.
Nội dung
Cách đo thân nhiệt cho thỏ.
Giữ thỏ ở tư thế nằm sấp trên bàn, hai tay nắm da vùng gáy và mông, người đo nhiệt độ một tay cầm đuôi, tay còn lại cầm nhiệt kế loại nhỏ thấm ướt đầu thủy ngân sau đó đặt vào lỗ hậu môn xoay nhẹ vào trực tràng sâu 2cm và sau một phút là đọc được.
Cách kiểm tra sức khỏe cho thỏ.
Hướng dẫn cách cho thỏ uống thuốc.
Bà con không nên pha thuốc vào nước hoặc thức ăn đại trà vì có thể thỏ ăn uống không hết ngay, thuốc biến chất, không còn tác dụng.
Bà con nên cho thỏ uống nước trực tiếp bằng ống bơm hoặc ống hút nhỏ, đặt sâu vào miệng qua mép thỏ rồi sau đó bơm từ từ vào miệng, thỏ sẽ nuốt dần.Với những thỏ con theo mẹ, khi bắt bà con nhấc thỏ lên chờ khi thỏ kêu há mồm ra thì nhỏ thuốc vào miệng, nếu nó không kêu thì nhỏ giọt dưới môi rồi nó sẽ uống được, không nên cho trực tiếp ốm bơm vào miệng dễ làm xây sát niêm mạc miệng.
Cách đếm nhịp thở cho thỏ.
Để thỏ yên tĩnh, tư thế tự nhiên ở trong lồng chuồng, bà con hãy quan sát và đếm nhịp dao động thành bụng trong 10 giây rồi nhân với 6
Đếm nhịp đập tim mạch cho thỏ.
Cách này cũng hơi khó xác định và ít có ý nghĩa trong việc chuẩn đoán bệnh lý cho thỏ vì khi chúng sợ hãi tim sẽ đập nhanh hơn nhiều. Người chăn nuôi có thể đo được nhịp tim bằng cách để thỏ nằm yên tĩnh, sau đó dùng ống nghe đặt tại điểm 1/3 từ dưới lên của xương sườn thứ 2-4 từ bên trai hoặc cũng có thể bắt mạch động mạch đùi ở phía trong bẹn.
Cách đo nhịp tim cho thỏ.
Cách tiêm cho thỏ như thế nào?
Theo chuyên gian Truong Cao dang Duoc Sai Gon Thông thường chỉ tiêm bắp ở mặt trong đùi. Một người bắt thỏ, người khác tiêm, cầm chân thỏ sao cho ngón tay trỏ đặt vào đầu gối chân đó, tay thuận cầm bơm tiêm đặt kim tiêm vào điểm đặt của ngon tay cái giữ chân thỏ, chỗ đó có cơ bắp dày, không có mạch máu lớn.
Sát trùng tiêu độc cho thỏ.
Ngoài công việc vệ sinh hàng ngày ra, cần định kỳ sát trùng lồng chuồng, máng ăn uống, ổ đẻ.
Mỗi tuần sát trùng máng ăn, máng uống 2 lần
Hai tuần sát trùng lồng chuồng, lưới cỏ 1 lần
Sau khi bỏ ổ đẻ ra phải dọn sạch, rửa xong phơi khô
Mỗi quý phải quét dọng mặt bằng, rắc vôi bột hoặc phun thuốc sát trùng, thuốc diệt ruồi muỗi.
Dùng lửa bằng đèn khò hoặc bằng dẻ tẩm dầu thiêu
Nước vôi 10% để phun, ngâm sát trùng dụng cụ chuồng nuôi.
Nguồn: Sưu tầm.
Được Sưu tầm bởi các Dược sĩ Cao đẳng Dược TPHCM