Ngành chè Việt Nam “đánh rơi” 1.000 tỷ đồng mỗi năm

Sau phòng trào “chè bẩn”, hiện có nhiều thương nhân Trung Quốc vào tận vùng nguyên liệu chè của Việt Nam đặt xưởng, giành giật nguyên liệu, khiến ngành chè “phá giá”, rơi vào khủng hoảng.

Nội dung

Ngành chè Việt Nam "đánh rơi" 1.000 tỷ đồng mỗi năm

Ngành chè Việt Nam “đánh rơi” 1.000 tỷ đồng mỗi năm

Theo Hiệp hội Chè Việt Nam (Vitas), ngành chè  nước ta mỗi năm mất khoảng 1.000 tỷ đồng vì yếu kém trong liên kết và bị nhiều thương lái Trung Quốc khống chế, ép giá chè.

Cạnh tranh nguyên liệu chế biến chè

Là một trong những ngành có đóng góp không nhỏ đến sự phát triển của nền nông nghiệp Việt Nam, tuy nhiên những năm qua chế biến và sản xuất chè tại Việt Nam lại đang lâm vào khủng hoảng, thậm chí nhiều nhà máy đứng trước nguy cơ phá sản. Còn nhớ, cách đây khoảng 7 – 8 năm, phong trào làm “chè bẩn” ở nhiều tỉnh miền núi phía Bắc như: Tuyên Quang, Yên Bái, Thái Nguyên,… để bán cho thương nhân Trung Quốc khiến không ít người rùng mình. Mặc dù phong trào “chè bẩn” đã được chấn chỉnh, nhưng nhiều hệ lụy vẫn còn đó, đặc biệt là uy tín của chè Việt đã bị tổn hại không nhỏ.

Cạnh tranh nguyên liệu chế biến chè

Cạnh tranh nguyên liệu chế biến chè

Tuy nhiên, vấn nạn nguy hiểm nhất của ngành chè trong nước hiện nay là sự cạnh tranh thiếu lành mạnh, nhiều xưởng chế biến chè mini mọc như nấm khiến hiện tượng “chôm” nguyên liệu diễn ra thường xuyên, trong đó có sự tham gia của các thương nhân ngoại quốc. Thậm chí, có những nhà máy còn dùng trò bẩn, là “xúi” người dân phun thuốc trừ sâu độc tính cao vào chè. Nói về thực trạng ngành chè hiện nay, mới đây bà Nguyễn Thị Ánh Hồng, Tổng thư ký Vitas tiếp tục cảnh báo về “trò” giành giật nguyên liệu không lành mạnh. Theo bà Hồng, hiện vùng nguyên liệu không nhiều, gần như rất khó mở rộng, các địa phương lại để xưởng sơ chế chè nhỏ lẻ mọc tràn lan, tranh giành nguyên liệu, gây khó khăn cho các nhà máy.Thậm chí, nhiều nhà máy Việt Nam nhưng chủ là Trung Quốc, họ thu mua giành giật nguyên liệu bằng cách đẩy giá rất cao. Bởi vậy, theo ông Nguyễn Hồng Sơn, Cục trưởng Trồng trọt (Bộ NN&PTNT), để đảm bảo nguồn cung, các tổ chức doanh nghiệp phải tham gia liên kết với các hộ dân để quy hoạch vùng nguyên liệu đảm bảo sản xuất đúng tiến độ.

Ngành chè Việt Nam “đánh rơi” 1.000 tỷ đồng mỗi năm

Theo số liệu thống kê, diện tích chè nước ta khoảng 130.000 ha, đồng thời Việt Nam là quốc gia xuất khẩu chè đứng thứ 5 thế giới, với hơn 500 cơ sở sản xuất chế biến. Tuy nhiên, với các nước trong khu vực, giá chè xuất khẩu của Việt Nam thuộc diện thấp nhất, chỉ bằng 60-70% giá chè thế giới. Một trong những vấn đề lâu năm của ngành chè Việt Nam, ngoài chất lượng giống, năng suất chè thì tình trạng sử dụng thuốc Bảo vệ thực vật, phân bón không tuân thủ, dẫn đến không đảm bảo về an toàn thực phẩm. Theo Vitas, mỗi năm ngành chè Việt Nam thiệt hại khoảng 1.000 tỷ đồng do thiếu liên kết tổ chức sản xuất, không phân vùng nguyên liệu cho nhà máy.

Việt Nam là quốc gia xuất khẩu chè đứng thứ 5 thế giới

Việt Nam là quốc gia xuất khẩu chè đứng thứ 5 thế giới

Từ đầu năm đến nay, Việt Nam mới xuất 110 triệu USD, giảm 7,3% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong khi đó, hiện 80% chè xuất khẩu vẫn bị áp VAT, tuy nhiên, phải 30 tháng sau mới được hoàn lại, gây khó khăn xoay xở vốn cho doanh nghiệp. So với nhiều ngành khác trong nền Nông nghiệp, ngành chè Việt Nam hiện đang đi xuống cho chất lượng của ngành cũng như các chiến lược phát triển chưa phát huy hiệu quả tối ưu.

Hiền Thân – nongnghiepvietnam.edu.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *