Muốn bền vững thì chăn nuôi phải phát triển theo mô hình chuỗi

Thời gian gần đây, ở ngoại thành Hà Nội bắt đầu hình thành khu vực chăn nuôi trọng điểm chất lượng cao, ứng dụng công nghệ tiên tiến tạo bước tiến vượt trội trong chăn nuôi.

Nội dung

Tập trung đổi mới công nghệ để nâng cao chất lượng nông sản

Tập trung đổi mới công nghệ để nâng cao chất lượng nông sản

Tập trung đổi mới công nghệ

Để thực hiện công cuộc xây dựng Nông thôn mới, chủ tịch Hội chăn nuôi Hà Nội đã đẩy mạnh chăn nuôi tương đối nhanh và toàn diện. Nổi bật là từ 2009, Hà Nội đã đưa Chương trình cải tạo đàn bò thịt cao sản BBB đã triển khai rất mạnh tại các huyện thị xã. Đến nay, đã phối được 170.000 bò cái và đã sinh ra trên 40.000 con bê BBB với khối lượng sơ sinh đạt 28-35 kg/con. Bê con sinh trưởng phát triển nhanh đạt trung bình 25 kg/tháng. Đặc biệt, nuôi bò BBB tại Hà Nội cho một lượng thịt lớn, tỷ lệ thịt tinh đạt  tới 58%, phù hợp với điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng tại các hộ dân. Chính vì điều này, số hộ dân nuôi bò BBB ngày càng tăng cao. Trong thời gian qua, nhiều tỉnh thành đã tổ chức cho người chăn nuôi đến tham quan học tập kinh nghiệm phát triển bò BBB tại Hà Nội. Ví dụ như mô hình chăn nuôi của Hợp tác xã Chăn nuôi Hoàng Long. Năm 2010 với 10 thành viên thì đến nay có quy mô hơn 600 nái, 6.000 lợn thịt/lứa, một cơ sở giết mổ, sơ chế, chế biến thực phẩm, với diện tích 5ha trong đó 2ha khu chăn nuôi, giết mổ, 3ha xử lý chất thải và nuôi trồng thủy sản. Điểm đáng chú ý là Hợp tác xã đã sử dụng được một loại men, công thức phối trộn, ủ phù hợp để tạo ra chất lượng thịt nông sản thơm, ngon, nước luộc trong, ăn mỡ giòn, ít ngấy, an toàn cho người sử dụng. Năm 2015, Hợp tác xã xây nhà giết mổ, sơ chế, chế biến thực phẩm có cơ sở vật chất đồng bộ, trang thiết bị tiên tiến, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, đồng thời xây dựng khu xử lý chất thải chăn nuôi, giết mổ ở ngoài khu chăn nuôi, cùng hệ thống hộp hút và thông gió. Vì vậy, môi trường chăn nuôi, giết mổ được bảo đảm trong lành được người tiêu dùng tin tưởng, yên tâm khi sử dụng.

         Muốn bền vững thì chăn nuôi phải phát triển theo mô hình chuỗi

Muốn bền vững thì chăn nuôi phải phát triển theo mô hình chuỗi

Mới chỉ đáp ứng được phần nhỏ

Muốn chăn nuôi phát triển ổn định, bền vững và hiệu quả thì dứt khoát người nông dân phải chăn nuôi theo mô hình chuỗi liên kết. Đến nay, Hà Nội đã phát triển được 23 chuỗi liên kết trong chăn nuôi, cụ thể (11 chuỗi thịt lợn, 8 chuỗi gia cầm, 1 chuỗi thịt bò, 1 chuỗi sữa bò tươi và 2 chuỗi tổng hợp). Các chuỗi liên kết này thu hút gần 3.000 hộ và gần 100 cơ sở bán hàng, doanh nghiệp cùng tham gia. Hàng ngày, chuỗi liên kết này cung cấp cho thị trường khoảng 25,4 tấn thịt lợn, 0,35 tấn thịt bò, 13,3 tấn thịt gia cầm, gần 300.000 quả trứng gia cầm và 78 tấn sữa”. Tuy nhiên, một số chuyên gia Nông nghiệp Việt Nam cho rằng, thực tế các trang trại chăn nuôi trên mới chỉ ứng dụng công nghệ cao một tỷ lệ nhỏ. Đối với chăn nuôi bò sữa chỉ có 78% sử dụng hệ thống chống nóng, 85% trại sử dụng máy vắt sữa, 40% trang trại lợn và 35% sử dụng hệ thống chuồng kín, làm mát. Lý giải điều này, các chuyên gia cho biết có thể là do chi phí đầu tư để ứng dụng công nghệ cao phải cần đến nguồn vốn lớn, trình độ nguồn nhân lực phải cao, đồng thời phải am hiểu được kỹ thuật công nghệ. Do đó, thời gian tới đây thì ngành chăn nuôi sẽ được hoạch định với nhiều giải pháp đồng bộ để phù hợp với chăn nuôi công nghệ cao, đồng thời đẩy mạnh rà soát, điều chỉnh và nâng cao chất lượng quy hoạch gắn nghiên cứu thị trường, từng bước hạn chế chăn nuôi theo phong trào, tự phát.

Nhằm đưa các giá trị sản phẩm chăn nuôi chất lượng đến tay người tiêu dùng nên các chuyên gia Nông nghiệp đã đưa ra những giải pháp giúp người nông dân nâng cao chất lượng nông sản và cải thiện đời sống kinh tế lâu dài.

Nguồn: nongnghiepvietnam.edu.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *