Tỏi là một gia vị phổ biến có rất nhiều công dụng trong đời sống hàng ngày. Vậy quy trình và kỹ thuật trồng tỏi có khó hay không?
Nội dung
- Dấu hiệu nhận biết bệnh đốm rong hại cây bưởi
- Phương pháp phòng trị bệnh chết nhát trên cây lạc
- Nâng cao khả năng chống chịu sâu bệnh cho vụ lúa Đông Xuân
Tỏi có rất nhiều công dụng điều trị bệnh
Tỏi có rất nhiều công dụng điều trị bệnh
Tỏi thuộc họ hành tỏi, tên khoa học là Alium sativum (L). Tỏi là cây chịu lạnh tốt, cây có thể sinh trưởng và phát triển ở nhiệt độ 18 – 20°c, tuy nhiên để tạo củ thì tỏi cần từ 20 – 22°c. Tỏi ưa ánh sáng dài ngày, nếu có đủ nắng trong 12 giờ / ngày thì cây sẽ ra củ nhanh. Tỏi cũng là loại cây ưa nước nhưng ở mức độ vừa phải. Nếu thiếu nước cây sẽ đanh lại, củ nhỏ nhưng nếu thừa nước thì sẽ gây ra hiện tượng úng củ, thối củ làm cho củ không giữ được lâu.
Tỏi là một món ăn gia vị phổ biến, hầu hết chúng ta thường sử dụng tỏi để pha chế các loại nước chấm, xào nấu, muối dưa hoặc ăn sống để chữa bệnh. Theo giảng viên Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn cho biết, trong tỏi có chất alixin có tác dụng diệt khuẩn. Trong y học, người ta dùng tỏi để trị bệnh thương hàn, tả lỵ, bạch hầu. Ngoài ra, tỏi còn chữa đầy hơi bằng cách ăn trực tiếp hoặc giã nhỏ xoa vào bụng. Khi cảm cúm thì ăn tỏi hoặc uống rượu tỏi cũng có tác dụng điều trị bệnh rất tốt.
Kỹ thuật trồng tỏi chữa bệnh
Theo các chuyên gia tư vấn nông nghiệp, quy trình trồng và chăm sóc tỏi khá đơn giản, tuy nhiên người trồng cũng cần áp dụng đúng quy trình và kỹ thuật để tỏi sinh trưởng và phát triển tốt nhất.
Xử lý đất
Tỏi là cây lấy củ nên yêu cầu đất trồng tỏi khá cao. Đất trồng tỏi cần tơi xốp, nhiều mùn không chua (pH từ 6 đốn 6,5 là được). Đất trồng cần phải cày xới kỹ, phơi nắng nhiều để loại trừ một số loài sâu đất. Sau khi bừa nhỏ thì đánh luống cao 20 – 30 cm, rộng l – 1,5m. Để tiết kiệm nên bón phân sau khi đã rạch hàng. Lượng phân dùng cho 1 ha là 20 – 25 tấn phân chuồng hoai, 400 – 500 kg lân, 400 kg kali.
Kỹ thuật trồng tỏi chữa bệnh
Cách trồng tỏi
Tỏi trồng bằng củ, lấy củ tỏi tách rời các múi ra rồi chọn lấy các múi chắc, mập để trồng. Tỏi trồng theo hàng ngang của luống, mỗi hàng 5-6 lổ trồng (khoảng cách bình quân khoảng 20cm). Sau khi bỏ phân xong cần rải một lớp đất mỏng, mịn lên trên rồi cắm múi tỏi xuống đầu ra mầm hướng lên phía trên. Sau khi cắm mầm tỏi nên phủ một lớp đất bột lên trên. Tiếp đó phủ lên các rãnh một ít rơm rạ rồi tưới nước làm ẩm để kích thích tỏi mọc nhanh.
Thời vụ trồng tỏi ở mỗi vùng khác nhau: ở miền Nam, người ta trồng tỏi từ đầu tháng 10 dương lịch và thu hoạch vào khoảng tháng 1, tháng 2 năm sau. Ở miền Bắc, tỏi trồng từ giữa tháng 10 đến giữa tháng 11 (dương lịch) và thu hoạch vào khoảng tháng 2 năm sau.
Chăm sóc tỏi sau khi trồng
Tỏi thuộc giống cây ưa mát, ưa ẩm nên phải tưới nước đều đặn. Để nguyên lớp rơm rạ như khi trồng để giữ ẩm cho đất. Mặt khác việc để rơm rạ còn tránh nóng cho cây.
Khoảng nửa tháng sau cây mọc nên tưới đạm với liều lượng 30 – 40 kg urê/ha. Khi tưới nên cho nước chảy vào sát gốc, không nên tưới lên lá. Trong vòng sinh trưởng của tỏi nên tưới khoảng 4 – 5 lần.
Muốn cho củ tỏi chắc, to thì nên bón thêm lân, kali hoặc tro bếp. Ở một số vùng miền Bắc, người ta tưới tỏi bằng nước tiểu pha (tl lệ 1/10) vào buổi sáng và buổi chiều.
Tỏi là cây lấy củ nên rất dễ mắc bệnh xương mai và than đen, do đó để đem lại năng suất trồng trọt cao bà con nông dân cần chú ý để phòng trừ sâu bệnh cho tỏi hiệu quả.
Khi quan sát thấy lá tỏi đã già, héo thì có thể thu hoạch tỏi. Người ta nhổ củ, rũ sạch đất, bó thành chùm rồi treo lên dây ở chỗ thoáng.
Nguồn: nongnghiepvietnam.edu.vn – Tổng hợp