Bưởi da xanh là loại trái cây đặc sản có giá trị kinh tế cao. Để đảm bảo chất lượng và năng suất bưởi hàng năm, cùng Tin tức Nông nghiệp tìm hiểu kỹ thuật trồng bưởi trong bài viết sau.
Nội dung
Thời gian trồng.
Thời gian trồng bưởi tốt nhất là khoảng cuối mùa khô, đầu mùa mưa vì sang mùa mưa cây bưởi sẽ sinh trưởng khá tốt.
Bưởi da xanh là loại trái cây đặc sản được thị trường ưa chuộng.
Giai đoạn trước khi trồng bưởi da xanh.
– Làm đất:
+ Nơi trồng bưởi da xanh cần bằng phẳng, ở giữa hơi cao để dễ dàng thoát nước. Kiểm tra chất đất để có cách bón phân phù hợp. Với những khu vườn trũng, hay bị ngập úng vào mùa mưa thì bà con nên đắp mô cao lên 20-30 cm so với mực nước mưa để tránh bưởi bị úng ngập.
+ Với những vùng đất địa hình quá cao thì bà con nên đào hố trồng kích thước khoảng 1,2×1,2m, sâu 30 cm, không nên đào quá sâu. Trước khi trồng nên rải khoảng 5-6kg vôi bột xuống mỗi hố, kèm thêm 2 bao phân chuồng hoai với tro trấu, rơm rạ mục, xơ dừa, sau đó phủ thêm một lớp đất mỏng trước khi đặt cây bưởi xuống.
– Chuẩn bị giống: Để bưởi da xanh nhanh ra quả thì bà con nên trồng bằng cây bưởi chiết. Lưu ý không trồng xen kẽ với bất kỳ giống cây có múi nào khác để tránh hiện tượng thụ phấn chéo làm giảm chất lượng và năng suất của bưởi da xanh.
Trồng bưởi da xanh đúng kỹ thuật sẽ cho năng suất cao.
Kỹ thuật trồng bưởi da xanh như thế nào.
– Mật độ trồng: Kỹ thuật trồng bưởi da xanh chuẩn là trồng với mật độ 500-600 cây/ha, khoảng cách giữa các cây và các hàng là 4m.
– Cách trồng: Đặt cây bưởi chiết xuống giữa hố đã chuẩn bị sẵn, sau đó dùng đất phủ kín gốc, lưu ý nên để lõm một chút ở giữa để sau này bón thêm phân vào và cũng là để tiết kiệm nước tưới.
– Dùng rơm rạ, phân xanh phủ quanh gốc cây cho đất không bị khô.
Cách chăm sóc cây bưởi da xanh.
Bưởi da xanh cần được cung cấp đủ nước thường xuyên. Tưới phân bón lá Lay-O, Combi-5… mỗi tháng 1-2 lần.
Khi cây chưa có quả, bón 1 lần trước mỗi đợt lộc. Khi cây ra quả thì bón mỗi năm 4 đợt.
Khi cây sắp ra hoa thì bà con bón Kali, đạm, phân ZinC. Một tháng trước khi thu hoạch bón Kali, sungar. Sau khi thu hoạch bón phân hữu cơ và lân 100%, vôi 100%, đạm 20%.
Cắt tỉa tạo tán 50cm để cành cấp I, 30cm để cành cấp II và 20cm để cành cấp III. Tạo cho cây có bộ khung cành, tán rộng tốt cho quang hợp.
Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây bưởi da xanh.
Cách phòng ngừa sâu bệnh cho bưởi da xanh.
Bà con cần thường xuyên thăm vườn, kiểm tra cây để phát hiện sâu bệnh sớm và phòng trừ kịp thời. Với bưởi da xanh có 2 loại sâu bệnh thường gặp là sâu vẽ bùa, sâu đục thân, bệnh chảy gôm, bệnh thán thư…
– Sâu vẽ bùa: dùng thuốc bảo vệ thực vật Polytin 0.2%, slrespa 0.2%.
– Sâu đục thân cành: dùng thuốc O fatox 0.1%, Symi sidin 0.2% phun và bơm vào lỗ sâu đục. Cách phòng trừ: Vệ sinh vườn, quét vôi gốc, bắt diệt xén tóc.
– Bệnh chảy gôm: dùng Boocdo, Benlat , Alliette.
– Bệnh thán thư: phun thuốc Mancozeb 80WP, Antracol 70WP, Daconil 75WP,…
– Bệnh loét lá và bệnh sẹo: gây hại trên cành, lá, quả: dùng Boocdo.
Giai đoạn thu hoạch bưởi.
Trong năm đầu tiên nên lặt bỏ những toàn bộ quả non, sang năm thứ 2 thì mỗi cây có thể chừa lại 1 quả, sang năm thứ 3 lượng trái giữ lại vừa phải và lượng quả giữ lại được tăng dần trong những năm tiếp theo.
Bưởi vừa chín tới, da căng mịn bà con bắt đầu tiến hành thu hái bằng cách cắt luôn cả cuống.
Bưởi da xanh là loại cây ăn trái tương đối dễ trồng và được thị trường ưa chuộng.
Bà con cùng tham khảo thêm tin tức Nông nghiệp thế giới.